Thái Lan đã quyết định rút khỏi Công ước Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa LHQ (UNESCO) “để phản đối việc Uỷ ban Di sản Thế giới (WHC) xem xét kế hoạch do Campuchia đệ trình” liên quan đến đền Preah Vihear đang tranh chấp.

Ngôi đền Campuchia gọi là Preah Vihear và Thái Lan gọi là Phra Viharn.

Theo phía Bangkok, quan quản lý Di sản Thế giới “đã có quyết định gây bất bình” khi đưa kế hoạch quản lý đền Preah Vihear do Campuchia soạn thảo vào nghị trình làm việc của cơ quan này.

Bangkok cho rằng vấn đề phân định ranh giới, hiện còn trong vòng tranh cãi, phải được giải quyết trước khi xét đến bất cứ một kế họach quản trị nào.

UNESCO đã triển khai một kế hoạch quản lý ngôi đền, nhưng theo phía Thái Lan, kế hoạch này chứa đựng rất nhiều yếu tố gây tranh cãi.

Thái Lan luôn yêu cầu giải quyết tranh chấp biên giới với Campuchia qua các cuộc đàm phán song phương và ngần ngại trước các nỗ lực bên ngoài từ LHQ và khối ASEAN nhằm xoa dịu căng thẳng.

Một số cuộc đụng độ quân sự đã xảy ra giữa Thái và Campuchia kể từ đầu tháng 2 năm nay, khiến hơn 20 người thiệt mạng và hàng nghìn người phải sơ tán.

Hồi tháng 5, Campuchia yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế, tòa án cao nhất của LHQ, buộc Thái Lan rút quân ra khỏi vùng đất tranh chấp gần ngôi đền. Chưa có phán quyết nào được công bố.

Ngôi đền Campuchia gọi là Preah Vihear, và Thái Lan gọi là Phra Viharn, được công bố là di sản thế giới năm 2008. Đền nằm trên biên giới giữa Campuchia và Thái Lan, thuộc khu vực chưa có phân định cột mốc ranh giới

Hai bên đều đồng ý là ngôi đền nằm trên lãnh thổ Campuchia. Tranh chấp xoay quanh khu vực xung quanh dẫn tới ngôi đền.

Năm 1962, Tòa án Quốc tế đã phán quyết rằng ngôi đền Preah Vihear là thuộc về Campuchia, nhưng một con đường quan trọng dẫn đến ngôi đền lại nằm trong khoảnh đất rộng 5 kilomet vuông lại nằm bên trong lãnh thổ Thái Lan.

                                                                              Theo Dantri

Các tin khác


Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Vụ sập tòa nhà ở Nam Phi: Lực lượng cứu hộ tìm kiếm xuyên đêm

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, tối 8/5, chính quyền thành phố George của Nam Phi xác nhận tổng số người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà đang thi công đã lên tăng lên 8 người, sau khi một thi thể được tìm thấy trong đống đổ nát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục