Tàu hải tuần 31 của Trung Quốc đậu tại Singapore ngày 20-6 - Ảnh: Reuters

Tàu hải tuần 31 của Trung Quốc đậu tại Singapore ngày 20-6 - Ảnh: Reuters

Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ - Trung diễn ra ngày 26-6 (giờ Việt Nam) với việc Washington kêu gọi Bắc Kinh kiềm chế để tránh gây căng thẳng trên biển Đông thông qua đối thoại.

 

“Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận rõ ràng và thẳng thắn về các vấn đề - AFP dẫn tuyên bố của trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á Kurt Campbell - Chúng tôi muốn hạ nhiệt căng thẳng... và đang tìm kiếm giải pháp cho đối thoại của tất cả các bên đóng vai trò chính”. Đây là cuộc gặp chính thức Mỹ - Trung đầu tiên có nội dung tập trung vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm “hiểu rõ hơn về ý định, chính sách và hành động của nhau về khu vực”.

Ông Campbell lặp lại quan ngại của Mỹ về chương trình phát triển quân sự của Trung Quốc và hối thúc Bắc Kinh sử dụng ảnh hưởng của mình để ngăn CHDCND Triều Tiên tiếp tục có những hành động khiêu khích. Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải không đưa ra tuyên bố gì.

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh đã có một tuần lời qua tiếng lại về tranh chấp ở biển Đông. Đầu tuần trước, ông Thôi đã lên tiếng cảnh báo Mỹ “không nên đùa với lửa” và chỉ nên đóng vai trò kêu gọi các bên tranh chấp ở khu vực Đông Nam Á kiềm chế. Đáp lại, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm 23-6 bày tỏ lo ngại các va chạm trên biển Đông thời gian gần đây có thể ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định khu vực.

Mỹ mới đây tiếp tục tuyên bố giúp đỡ Philippines tăng cường sức mạnh quân sự và tình báo, sau khi loan báo hai nước sẽ có cuộc tập trận chung kéo dài 11 ngày tại khu vực nhạy cảm gần đảo Palawan. “Các đợt tập trận nhằm chứng tỏ rằng Philippines và Mỹ vẫn còn rất thân thiết. Philippines hi vọng Trung Quốc sẽ cảm nhận rõ” - chuyên gia chính trị Ben Lim thuộc Đại học Atenoeo, thủ đô Manila nhận định.

Anh cũng lên tiếng quan ngại về căng thẳng ở biển Đông. Chín nghị sĩ thuộc các đảng ở hạ viện nước này hôm 24-6 đã ký trình lên bản kiến nghị, trong đó thể hiện “quan ngại về tình hình tranh chấp leo thang tại biển Đông”, và kêu gọi các nước tiếp cận đa phương lẫn song phương để giải quyết căng thẳng.

Ở Bắc Á, Chính phủ Nhật hôm 24-6 lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc tự ý xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế của nước này mà không xin phép, sau khi lực lượng tuần tra bờ biển Nhật Bản phát hiện một tàu Trung Quốc cách bờ 330km tại vùng biển đông bắc gần Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.

Chiếc tàu tên Nan Fen, được cho là đang khảo sát nồng độ phóng xạ trong nước biển, chỉ rời đi bốn giờ sau khi nhận được cảnh báo. Tuy nhiên, Jiji Press dẫn lời chánh văn phòng nội các Nhật Bản khẳng định “chúng tôi không cho phép nghiên cứu khoa học nào mà không có sự đồng ý của chúng tôi”, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh phải xin phép nếu muốn đi vào vùng biển đặc quyền trong phạm vi 200 hải lý (khoảng 370km).

Cùng lúc, Bộ Quốc phòng Nhật thông báo phát hiện 11 tàu chiến Trung Quốc ở phía nam đảo Okinawa. Dù xuất hiện trên vùng biển quốc tế cách bờ 1.500km, song như AP cho biết vụ việc được đánh giá khá nhạy cảm khi Tokyo và Bắc Kinh đang có tranh chấp đảo ở đông bắc Trung Quốc.

                                                                  Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục