Cuộc họp của các bộ trưởng tài chính khối sử dụng đồng euro tiếp tục thất bại trong việc đưa ra kế hoạch hiệu quả giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của khu vực này.

 

Cuộc họp tại Brussels (Bỉ) bước vào ngày thứ hai hôm 12-7 sau khi không đạt được đột phá nào trước đó. Sau nhiều giờ họp trong ngày 11-7, các lãnh đạo châu Âu chỉ đi đến thống nhất sẽ đưa ra thêm các khoản vay lãi suất thấp hơn, đáo hạn lâu hơn cho Hi Lạp và các thành viên gặp khó khăn khác.

“Tình hình lúc này rất nghiêm trọng” - Bộ trưởng tài chính Phần Lan Jutta Urpilainen mô tả. “Các bộ trưởng sẵn sàng thực hiện các giải pháp nhằm giúp tăng cường khả năng chống chọi của khu vực đồng euro trước nguy cơ lây lan khủng hoảng” - tuyên bố chung của các bộ trưởng cho biết.

Lần đầu tiên các quan chức châu Âu đã không còn mạnh miệng bác bỏ việc Hi Lạp có thể sẽ “vỡ nợ có chọn lọc” nhằm ổn định núi nợ của nước này, một khả năng bị Ngân hàng Trung ương châu Âu phản đối.

Trong khi đó, thị trường của hai nền kinh tế lớn thứ ba và thứ tư của châu Âu là Ý và Anh vừa trải qua một ngày kinh hoàng với việc cổ phiếu và trái phiếu bị bán tháo, đẩy lãi suất vay lên mức cao kỷ lục. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Chính phủ Ý nhảy vọt lên mức 6% lần đầu tiên kể từ năm 1997, còn lãi suất kỳ hạn 1 năm nhảy từ 2,1% của tháng trước lên 3,67%. Bộ trưởng tài chính Ý Giulio Tremonti đã phải bỏ dở cuộc họp tại Brussels để về nước đối phó với khủng hoảng xuất phát từ món nợ hiện đã chiếm đến 120% GDP của nước này. Chính phủ Ý đến nay vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về việc áp dụng các chính sách thắt lưng buộc bụng.

Cơn chấn động tiếp tục đẩy giá cổ phiếu trên thế giới hôm 12-7 tiếp tục giảm mạnh, riêng cổ phiếu các ngân hàng châu Âu mất đến 3% giá trị, xuống mức thấp nhất trong vòng hai năm qua. Giá đồng euro cũng tụt xuống mức thấp nhất trong vòng bốn tháng trở lại đây, theo AFP. Điều thật sự đáng sợ hiện nay là dù quỹ giải cứu trị giá 750 tỉ euro (khoảng 1.045 tỉ USD) có thể níu giữ được Hi Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland, vốn chỉ chiếm 6% nền kinh tế khu vực đồng euro, song số tiền phải ứng cứu trong trường hợp Ý và Tây Ban Nha vỡ nợ sẽ khổng lồ.

Theo TTO

 

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục