ASEAN sẽ bàn đến tình hình căng thẳng gia tăng trên Biển Đông khi khối cùng nhóm họp với lãnh đạo các nước khác để thảo luận các vấn đề an ninh của khu vực từ cuối tuần này, Tổng thư ký ASEAN hôm qua tuyên bố.

Ngoại trưởng Philippines chỉ trích Trung Quốc không chấp nhận đưa vấn đề Biển Đông ra tòa án của Liên hợp quốc.

Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF) sẽ diễn ra tại Bali của Indonesia vào cuối tháng này. Theo Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan, ASEAN không can thiệp vào tranh chấp giữa các nước trong khu vực nhưng sẽ cung cấp diễn đàn này “nơi những vấn đề về Biển Đông có thể được thảo luận một cách công khai và thẳng thắn”.

Các nước ASEAN, Australia, Bangladesh, Canada, Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Mông Cổ, New Zealand, Pakistan, Papua New Guinea, Nga, Triều Tiên, Hàn Quốc, Timor Leste và Mỹ sẽ tham dự ARF lần này.

Hôm qua, một quan chức ngoại giao cấp cao của Philippines cho biết nước này sẽ kêu gọi các quốc gia láng giềng thuộc ASEAN có quan điểm kiên định trước "những hành động đe dọa và hung hăng" của Trung Quốc tại khu vực đang tranh chấp trên Biển Đông.

“Trong cuộc họp của các ngoại trưởng ASEAN sắp tới ở Bali của Indonesia, Manila sẽ một lần nữa bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc đã ít nhất 10 lần xâm nhập lãnh hải Philippines”, nhà ngoại giao này nói.

Theo ông, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario sẽ nhấn mạnh sự cần thiết của việc ASEAN phải "tái khẳng định sự tôn trọng cũng như cam kết đối với vấn đề tự do hàng hải" trên Biển Đông.

Trước đó, Ngoại trưởng Philippines đã chỉ trích việc Trung Quốc bác bỏ đề nghị của Manila về việc đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ra tòa án của Liên hợp quốc.

Theo ông Rosario, phản ứng kiểu này “sẽ khiến Bắc Kinh không thể chứng minh được chủ quyền của mình trên Biển Đông dựa trên luật pháp đã được quốc tế công nhận”.

 

                                                                               Theo Dantri

Các tin khác


Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục