Các ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc hôm 21/7 đã chính thức thông qua Qui tắc Hướng dẫn thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), một ngày sau khi quy tắc này được các quan chức cấp cao hai bên thông qua sơ bộ ở Bali (Indonesia).


(Từ trái sang): Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm cùng những người đồng cấp Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia và Trung Quốc chụp ảnh trước khi khai mạc Hội nghị ASEAN+3 tại Bali ngày 21/7.

Hãng tin Reuters cho rằng đây là “một dấu hiệu tiến bộ nhỏ” trong tiến trình giải quyết tranh chấp của các bên liên quan tại Biển Đông và là nỗ lực của Bắc Kinh tháo ngòi nổ trước khi Mỹ tham gia các cuộc họp về an ninh khu vực sẽ diễn ra tại Indonesia nhân dịp này.

Các quan cấp cao của ASEAN và Trung Quốc đã đạt được quy tắc này trong cuộc gặp hôm qua, chấm dứt gần 1 thập kỷ bế tắc. Thoả thuận này đã được Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì và các đồng cấp trong ASEAN ký thông qua trong cuộc họp chiều nay, 21/7.

“Chúng tôi đang hướng tới tương lai. Chúng tôi muốn trở thành những bạn bè tốt, những đối tác tốt và những láng giềng tốt với các nước ASEAN”, Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Chấn Dân tuyên bố với báo giới sau cuộc họp ngoại trưởng Trung Quốc-ASEAN.

Ông Lưu cho biết thêm Trung Quốc sẽ đăng cai cuộc họp Nhóm chuyên viên tiếp theo về DOC vào trước cuối năm nay.

Trung Quốc và ASEAN đã ký DOC năm 2002 nhằm giải quyết một cách hòa bình những tranh chấp ở Biển Đông, với mục tiêu đề ra là hướng tới một bộ luật - Bộ Quy tắc ửng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Nhưng cho đến nay, phía Trung Quốc vẫn tránh ký kết một thỏa thuận mang tính ràng buộc.

Trước mắt, các nước Đông Nam Á và Trung Quốc đang cố gắng đạt được đồng thuận về bộ quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC làm cơ sở cho việc soạn thảo bộ luật. Vì vậy, thỏa thuận vừa đạt được giữa quan chức cấp cao hai bên được coi là bước tiến quan trọng trong giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông.

Một trong những điểm mâu thuẫn là các quốc gia ASEAN muốn tổ chức đàm phán đa phương, còn Trung Quốc lại muốn đàm phán song phương với từng bên liên quan.

ASEAN+3: Cộng đồng ASEAN trong nhất thể hoá toàn cầu

Sáng nay, tại Bali đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 (gồm bộ trưởng ngoại giao 10 nước ASEAN cùng ba nước đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản) dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Marty Natalegawa.

Hội nghị lần này có chủ đề "Cộng đồng ASEAN trong nhất thể hoá toàn cầu". Các Ngoại trưởng tham dự hội nghịđiểm lại và triển vọng sự phát triển hợp tác ASEAN+3, tiến hành thảo luận về các vấn đề tăng cường hợp tác chính trị và an ninh, điều phối chính sách, giữ gìn phát triển kinh tế khu vực, tăng cường hợp tác trong các tổ chức quốc tế như Nhóm G20, Liên Hợp Quốc cũng như tăng cường quản lý và ứng phó thảm họa.

Theo đánh giá của Ngoại trưởng nước chủ nhà Indonesia, các bên đã có những cuộc thảo luận rất tích cực về các hồ sơ như chương trình hạt nhân Triều Tiên, biến đổi khí hậu, nạn thiếu lương thực. Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đặc biệt nhấn mạnh trên kết quả hợp tác kinh tế tài chính tích cực giữa các quốc gia trong nhóm ASEAN + 3.

Đơn cử như về vấn đề Triều Tiên, Ngoại trưởng Indonesia cho biết, đó là một trong những chủ đề thảo luận quan trọng vì hạt nhân Triều Tiên không chỉ là mối quan ngại của riêng vùng Bắc Á mà cũng là mối quan tâm của cả vùng Đông Nam Á. Các bên đều mong muốn vòng đàm phán sáu bên được khởi động trở lại và sẵn sàng hỗ trợ để Bình Nhưỡng bãi bỏ chương trình hạt nhân.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cũng thông báo là các bên còn thảo luận các vấn đề an ninh lương thực, năng lượng, môi trường và công cuộc hợp tác phòng chống thiên tai.

Từ ngày 17-23/7, tại Bali đã và sẽ diễn ra một số hội nghị quốc tế quan trọng, bao gồm Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) lần thứ 44, Hội nghị ASEAN+3, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 18, một loạt cuộc gặp song phương bên lề...

Các hội nghị này đang được các nước thành viên ASEAN, các nước châu Á và quốc tế ngày càng quan tâm vì chúng diễn ra trong bối cảnh ASEAN đang nỗ lực hướng tới xây dựng Cộng đồng chung vào năm 2015.

 

                                                                                 Theo Dantri

Các tin khác


Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Vụ sập tòa nhà ở Nam Phi: Lực lượng cứu hộ tìm kiếm xuyên đêm

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, tối 8/5, chính quyền thành phố George của Nam Phi xác nhận tổng số người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà đang thi công đã lên tăng lên 8 người, sau khi một thi thể được tìm thấy trong đống đổ nát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục