Chiều 21-7, tàu con thoi Atlantis của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã hạ cánh xuống Trung tâm vũ trụ Kennedy, Florida, chấm dứt 30 năm huy hoàng của chương trình tàu con thoi Mỹ.

Mô hình tàu Dream Chaser - Ảnh: Universetoday

Chương trình tàu con thoi NASA bao gồm năm tàu con thoi Atlantis, Challenger, Columbia, Discovery và Endeavour. Chuyến bay đầu tiên được thực hiện ngày 12-4-1981. Hai tàu Challenger và Columbia bị phá hủy trong các vụ tai nạn hồi năm 1986 và 2003 làm tổng cộng 14 phi hành gia thiệt mạng. Đội tàu con thoi của NASA còn có tàu mẫu Enterprise chưa bao giờ bay trên không gian. Sau khi “về hưu”, các tàu con thoi NASA sẽ nghỉ ngơi trong các viện bảo tàng.

Như vậy, với sự kiện tàu Atlantis hạ cánh, một thời kỳ 30 năm Mỹ độc chiếm trong lĩnh vực đưa người lên vũ trụ đã chấm dứt. Khi tất cả các tàu con thoi đều “nghỉ hưu”, NASA sẽ không còn phương tiện để đưa các phi hành gia lên quỹ đạo. Trước mắt, NASA sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào tàu Soyuz của Nga để thực hiện các sứ mệnh đưa người lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trên quỹ đạo. Về lâu dài, NASA sẽ dựa vào các công ty tư nhân để đóng các tàu không gian thế hệ mới nhằm đưa người và hàng hóa lên ISS và bay vào vũ trụ.

Hiện tại NASA đã cung cấp kinh phí cho bốn công ty đóng các loại tàu vũ trụ mới để có thể bắt đầu xuất xưởng từ năm 2015.

Loại thứ nhất là tàu vận chuyển đa mục đích (MPCV) dựa trên thiết kế của tàu vũ trụ Orion có khả năng chở bốn phi hành gia bay vào vũ trụ. Chi phí sản xuất tàu MPCV đã lên đến 5 tỉ USD. Dự báo MPCV sẽ bắt đầu bay vào năm 2020 và có thể được sử dụng để đưa người lên sao Hỏa vào năm 2030.

Loại thứ hai là tàu Dream Chaser, được sản xuất với 100 triệu USD do NASA hỗ trợ để chở bảy phi hành gia, có khả năng đáp xuống các đường băng thông dụng giống như tàu con thoi. Nhiều khả năng loại tàu này bắt đầu hoạt động từ năm 2015.

 

                                                                           Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Vụ sập tòa nhà ở Nam Phi: Lực lượng cứu hộ tìm kiếm xuyên đêm

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, tối 8/5, chính quyền thành phố George của Nam Phi xác nhận tổng số người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà đang thi công đã lên tăng lên 8 người, sau khi một thi thể được tìm thấy trong đống đổ nát.

Giá dầu thế giới hạ nhiệt nhờ lo ngại về nguồn cung dịu bớt

Giá dầu thế giới chốt phiên 7/5 giảm nhẹ, khi có những dấu hiệu cho thấy lo ngại về nguồn cung dịu bớt, trong khi các nhà giao dịch chuyển hướng chú ý tới số liệu về dự trữ của Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục