Ngày 25-7, Anders Behring Breivik, 32 tuổi, hung thủ thực hiện vụ đánh bom và xả súng đẫm máu ở Na Uy, đã ra tòa tại thủ đô Oslo.

 

Hung thủ Anders Behring Breivik (trái) trong xe cảnh sát khi rời tòa án ở Oslo - Ảnh: Reuters

>> Thảm sát ở Na Uy: 92 người chết

Theo AFP, trước tòa Breivik thừa nhận đã giết người với lý do ngăn cản Đảng Lao động cầm quyền theo chủ nghĩa tự do chiêu mộ các thành viên trẻ. Mục tiêu tối hậu của hắn là “ngăn chặn Hồi giáo chiếm hữu Tây Âu”.

Thẩm phán Kim Heger ra lệnh giam giữ Breivik trong vòng tám tuần để phục vụ cuộc điều tra. Trong bốn tuần đầu Breivik sẽ bị biệt giam, không được phép tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Hắn cũng khai có hợp tác với hai tổ chức khác. Cảnh sát đang điều tra khả năng hắn có đồng bọn.

Trước đó kênh truyền hình NRK dẫn lời ông Geir Lippestad, luật sư đại diện cho Breivik, cho biết hắn muốn được xử công khai và muốn được mặc quân phục để có cơ hội giải thích tại sao hắn lại giết người.

Trong các cuộc hỏi cung cuối tuần qua, Breivik cho rằng hai vụ tấn công làm 92 người thiệt mạng hôm 22-7 là “tàn ác” nhưng “cần thiết”! “Anh ta muốn tấn công xã hội và cấu trúc của xã hội - luật sư Lippestad nói - Anh ta đã tham gia hoạt động chính trị và thấy rằng không thể thành công với các công cụ chính trị thông thường, do đó đã viện tới bạo lực”.

Anh ta thừa nhận mọi việc đã làm, nhưng cho rằng mình không đáng bị trừng phạt.

“Thánh chiến” chống Hồi giáo

Như viết trong nhật ký dài 1.500 trang của mình, khoảng năm 2000 Breivik bắt đầu có xu hướng bài ngoại. “Tôi nhận ra cuộc chiến chống làn sóng Hồi giáo hóa châu Âu và chủ nghĩa đa văn hóa của châu Âu đã thất bại. Tôi muốn khám phá các hình thức đấu tranh khác. Biểu tình là để cho thấy bạn không đồng ý, còn kháng chiến là để cho thấy bạn muốn chấm dứt điều đó. Tôi quyết định gia nhập phong trào kháng chiến”.

Breivik đã trích lại rất nhiều bài viết chống đạo Hồi của các blogger Mỹ trong nhật ký của mình. Hắn còn chép nguyên xi nhiều bài viết của tên khủng bố Mỹ Theodore J. Kaczynski, chỉ thay mục tiêu của sự thù ghét là “chủ nghĩa cánh tả” và “chủ nghĩa đa văn hóa”.

“Hắn ta nghĩ rằng sẽ phải mất 70-80 năm để đảo ngược xu hướng Ả Rập hóa châu Âu - nhà nghiên cứu Magnus Ranstorp thuộc Đại học Quốc phòng Thụy Điển nhận định - Hắn cho rằng mình là một phần của lịch sử”.

Trong nhật ký, Breivik cho biết hắn đã được những kẻ cực hữu chiêu mộ trong một cuộc họp kín ở London (Anh) năm 2002 nhằm tái lập tổ chức Hiệp sĩ thánh chiến. Hắn cũng cho biết có liên lạc với tổ chức cực hữu Anh EDL và là một trong 80 “nhóm tử vì đạo” hoạt động ở Tây Âu nhằm lật đổ các chính phủ chấp nhận đạo Hồi.

“Nhật ký này dường như muốn bắt chước giọng điệu của Al Qaeda” - chuyên gia chống khủng bố Thomas Hegghammer thuộc Tổ chức nghiên cứu quốc phòng Na Uy nhận định, khi cho rằng nhật ký của Breivik giống đến kỳ lạ những tuyên bố và ngôn từ của trùm khủng bố Osama Bin Laden và các thủ lĩnh khác của tổ chức Al Qaeda, nghĩa là kêu gọi chiến tranh để chống lại kẻ thù tôn giáo và văn hóa.

Cực hữu trỗi dậy ở châu Âu

Có lẽ không có gì ngạc nhiên về sự xuất hiện của một kẻ quá khích, cuồng tín như Breivik trong bối cảnh châu Âu những năm gần đây khi làn sóng cực hữu trỗi dậy và hoạt động khá mạnh mẽ. Những tổ chức phát xít mới và “quốc xã” mọc lên như nấm sau mưa ở Đức, Bỉ, Hà Lan, Ý, Scandinavia, Hungary và Anh.

Trên nhiều trang web cực hữu, nhiều kẻ thậm chí còn hô hào khẩu hiệu “Niềm tự hào da trắng toàn cầu” với không ít bài viết kiểu như: “Người Bắc Âu, làm ơn hãy duy trì một Scandinavia trắng”. Theo CNN, một ngày trước hai vụ tấn công thảm khốc ở Na Uy, trên trang stormfront.org, một kẻ đã viết: “Người Na Uy cần thức tỉnh và trục xuất tất cả bọn người không phải là da trắng”.

Các đảng chính trị cực hữu cũng đang hoạt động mạnh ở nhiều nước của châu Âu. Giới quan sát nhận định phía sau các đảng chính trị này là những tổ chức phát xít mới và cực hữu quá khích.

Ngoại trưởng Anh William Hague từng cảnh báo lực lượng an ninh Anh sẽ gặp rất nhiều khó khăn để đối phó với các vụ tấn công của những kẻ cực hữu cuồng tín, dù mối đe dọa từ Al Qaeda vẫn là lớn nhất.

 

                                                                                      Theo TuoiTre

 

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục