Na Uy hôm qua đã tuyên bố sẽ rút khỏi chiến dịch quân sự tại Libya, bắt đầu từ ngày hôm nay 1/8. Tuyên bố trên được đưa ra một tuần sau vụ thảm sát kép kinh hoàng ở thủ đô Oslo làm 77 người thiệt mạng.


Máy bay Na Uy thực hiện những phi vụ cuối cùng ngày 31/7.

Là một trong 8 quốc gia NATO tham gia chiến dịch oanh kích Libya, Na Uy chính thức kết thúc “sứ mệnh” vào ngày 1/8. Trên nguyên tắc, 4 máy bay chiến đấu F-16 của không quân Na Uy thực hiện những phi vụ cuối cùng vào hôm qua.

Theo giải thích của Oslo, họ không thể tiếp tục lâu hơn nữa một nhiệm vụ nặng nề, tức là tốn kém, như thế.

Trước đó, khi nêu ra những giả thiết của vụ tấn công khủng bố ngày 22/7 ở Na Uy, các nhà phân tích đã chú ý đến thực tế rằng đất nước này còn là một thành viên trong chiến dịch chống khủng bố ở Afghanistan mà tại đó, liên quân quốc tế đối chọi với lực lượng của Taliban và al-Qaeda.

Vụ khủng bố kép thậm chí lập tức khiến người ta nhớ lại rằng nhà lãnh đạo Libya Gadhafi đã từng đe dọa đáp trả những thành viên giáng đòn không kích vào lực lượng ủng hộ ông, mà trong những cuộc ném bom của NATO vào Libya hiện nay đều có phần tham gia của Không lực Na Uy.

Tuyên bố mới nhất của Na Uy sẽ gây ra thách thức lớn với NATO.

NATO sẽ vẫn phải tiếp tục nhiệm vụ mục tiêu, và cố gắng duy trì số lượng các cuộc tấn công tại Libya cho dù phương tiện eo hẹp hơn. Lý do là vì không chỉ có Na Uy, mà Italia đã cho rút hàng không mẫu hạm Garibaldi và trong tuần này đã quyết định giảm hoạt động quân sự nước ngoài.

Riêng Anh, tuy đóng góp thêm 4 chiến đấu cơ Tornado để bù vào chỗ trống do Na Uy rút đi, nhưng London cũng đã tuyên bố là lực lượng Anh tại Libya và Afghanistan đã lên gần đến mức tối đa mà London có thể triển khai.

Mỗi ngày, máy bay NATO thực hiện hàng trăm vụ tấn công, trong đó một nửa là những chiến dịch oanh kích tại Libya. Trước đây, Na Uy - cũng như một số quốc gia - cho rằng cuộc can thiệp quân sự vào Libya chỉ kéo dài vài tuần lễ mà thôi, và sẽ nhanh chóng buộc được ông Gadhafi rời bỏ chính quyền.

Nhưng kết quả đã khác hẳn dự kiến. Trước tình trạng sa lầy hiện nay, các nước phương Tây đã tìm cách thích nghi, trong chiến thuật cũng thông điệp ngoại giao: Chấp nhận cho Gadhafi ở lại Libya với điều kiện ông nhượng lại tất cả quyền hành. Vấn đề là phe nổi dậy vẫn tuyên bố hoàn toàn bác bỏ điều trên.

 

                                                                                Theo Dantri

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục