Căng thẳng trên biển Đông có nguy cơ bùng phát trở lại khi các công ty dầu khí Philippines và Trung Quốc tuyên bố sẽ thăm dò, khai thác dầu thô trên vùng biển tranh chấp này.

Khu vực khai thác dầu của CNOOC (Trung Quốc) trên một phần biển Đông   - Ảnh: www.wantchinatimes.com

<OBJECT id=winMediaPlayerID standby="Loading Microsoft Windows Media Player components..." name=winMediaPlayer codeBase="http://activex.microsoft.com/activex/controls/mplayer/en/nsmp2inf.cab#Version=6,4,5,715" classid=CLSID:6BF52A52-394A-11D3-B153-00C04F79FAA6 width=250 height=45 type=application/x-oleobject> <EMBED type="application/x-mplayer2" id="wmpEmbed" pluginspage="http://www.microsoft.com/Windows/MediaPlayer/" src="http://media.tuoitre.com.vn/Stream/audio/2011/thang08/4-8/Nong-tro-lai-tren bien-Dong.mp3" name="MediaPlayerTV" height="45" width="250" AutoSize="1" AutoStart="0" ClickToPlay="1" DisplaySize="1" EnableContextMenu="0" EnableFullScreenControls="1" EnableTracker="1" Mute="0" PlayCount="999" ShowControls="1" ShowAudioControls="1" ShowDisplay="0" ShowGotoBar="0" ShowPositionControls="1" ShowStatusBar="1" ShowTracker="1">

Báo Philippines Star cho biết Thứ trưởng năng lượng Philippines Jose Layug vừa tuyên bố Manila đã có kế hoạch đấu thầu thăm dò và khai thác dầu trên vùng biển phía tây đảo Palawan. “Đây không phải là vùng tranh chấp. Nó nằm trong lãnh hải của Philippines” - ông Layug khẳng định và cho biết khu vực thăm dò cách xa quần đảo Trường Sa của Việt Nam và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Ông Layug cho biết Tập đoàn Khai thác dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) cùng hai công ty dầu khí khác của Trung Quốc cũng quan tâm đến việc thăm dò, khai thác ở khu vực này. Manila sẽ công bố các công ty thắng thầu vào năm tới, và ông hi vọng Trung Quốc sẽ không quấy rối các tàu thăm dò dầu khí của Philippines ở khu vực này.

Philippines thăm dò, khai thác ở bãi Cỏ Rong

Theo báo Manila Standard Today, Tập đoàn năng lượng Philex Mining Corp của Philippines mới đây tuyên bố từ năm tới sẽ khoan ít nhất hai giếng dầu và bắt đầu thăm dò ở khu vực Reed Bank (tức bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang do Philippines chiếm đóng), nơi mà trước đó tàu Trung Quốc từng vài lần gây hấn với tàu Philippines.

Philex có kế hoạch đầu tư 86 triệu USD trong hai năm 2012 và 2013. “Cần phải có thêm nhiều hoạt động thăm dò ở khu vực này (bãi Cỏ Rong) - chủ tịch Philex Manuel Pangilinan tuyên bố - Đương nhiên đây là một vấn đề chính trị. Chúng tôi hi vọng các bên đòi chủ quyền sẽ cho phép chúng tôi thăm dò”.

Trung Quốc cũng đòi “chủ quyền” ở Reed Bank và từng lên tiếng phản đối việc thăm dò dầu khí ở khu vực này. Đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa có phản ứng gì đối với kế hoạch của Philex. Tuy nhiên, hôm 2-8 tờ Nhân Dân Nhật Báo đã lên tiếng cáo buộc Philippines “không chân thành” trong nỗ lực giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Việc Philippines đề xuất các quốc gia Đông Nam Á đòi chủ quyền ở biển Đông cùng hợp tác để biến biển Đông thành khu vực hòa bình, hữu nghị, hợp tác... chỉ là “trò lừa đảo”. Trung Quốc “sẽ không đứng nhìn” trước việc quân đội Philippines thực hiện các hoạt động xây dựng trên một đảo tranh chấp. “Bất cứ quốc gia nào đánh giá sai lầm về chiến lược trong vấn đề này chắc chắn sẽ lãnh hậu quả nghiêm trọng” - Nhân Dân Nhật Báo lớn giọng cảnh báo.

Trung Quốc đẩy mạnh thăm dò dầu khí

Dù phản đối các nước khác, Trung Quốc lại rất tích cực thăm dò dầu khí ở biển Đông. Tân Hoa xã ngày 2-8 cho biết Trung Quốc đã thăm dò địa chất ở khu vực từ quần đảo Hoàng Sa đến Trường Sa trong thời gian từ ngày 13 đến 31-7. Trung tâm Nghiên cứu địa chất Trung Quốc (CGS) cho biết hoạt động này nhằm thiết lập hồ sơ thăm dò địa chất một cách có hệ thống trong đường địa chất dài 1.000km ở khu vực này.

Trong khi đó, CNOOC cũng đang lao vào các cuộc thăm dò trên biển Đông. CNOOC đã đầu tư giàn khoan “Dầu khí đại dương 981” với khả năng hoạt động dưới vùng nước sâu 3.000m, bởi các giàn khoan hiện tại của Trung Quốc chỉ hoạt động ở mức từ 10-300m ngoài khơi. Trung Quốc tuyên bố sẽ điều giàn khoan này đến vùng nước sâu trên biển Đông.

Tân Hoa xã cho biết trước đó giám đốc điều hành CNOOC Dương Hoa đã khẳng định CNOOC sẽ khoan 4-6 giếng khai thác trong năm 2011 và sẽ đẩy nhanh tiến độ khai thác thăm dò. Với giàn khoan “Dầu khí đại dương 981” được thiết kế chịu được bão có cường độ mạnh, CNOOC và các tập đoàn năng lượng của Trung Quốc có thể dễ dàng đưa tàu thăm dò địa chất cũng như các tàu xây dựng hạ tầng xuống các vùng nước sâu ở biển Đông. CNOOC cho biết sẽ xử lý các vấn đề khai thác dầu khí “theo quan điểm của chính quyền Trung Quốc”.

Với cục diện này, một lần nữa biển Đông sẽ không khỏi đứng trước nguy cơ trở nên nóng bỏng trong thời gian tới.

 

                                                                              Theo Báo Tuoitre

 

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục