Phóng viên hãng tin AFP cho hay các đợt không kích của NATO ngày 19/8 đã phá hủy một trong những ngôi nhà của người đứng đầu lực lượng tình báo Libya Abdullah al-Senussi, đối tượng đang bị Toà án Hình sự Quốc tế (ICC) truy nã.

 

Theo tin trên, một vài toà nhà trong khi dinh thự của ông al-Senussi tại khu ngoại ô Ghargour của Tripoli đã bị phá huỷ trong các cuộc không kích vào rạng sáng.

Lính gác cho biết đã có một đầu bếp người Ấn Độ thiệt mạng, song chưa thể xác nhận ông al-Senussi có mặt ở nhà vào thời điểm diễn ra vụ tấn công hay không.

Cùng ngày, quân nổi dậy cho biết cựu Thủ tướng Abdel Salam Jalloud, một trợ thủ thân tín của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi và từng có thời được coi là nhân vật Số 2 trong chính quyền Libya, đã chạy tới một khu vực do nổi dậy kiểm soát. Phát ngôn viên lực lượng nổi dậy Mahmoud Shammam cho hay ông Jalloud đã bỏ chạy tới Zintan và trên đường tới Châu Âu.

Liên quan tới tình hình chiến sự, quân nổi dậy tuyên bố đã giành quyền kiểm soát thêm hai thị trấn chiến lược trên đường tiến về thủ đô Tripoli, trong đó có thị trấn dầu mỏ Zawiyah, qua đó có thể cắt đứt hoàn toàn các nguồn cung nhiên liệu cho thủ đô.

Ngoài ra, lực lượng nổi dậy cũng thông báo đã chiếm được Zliten, thị trận quan trọng cách Tripoli 150 km về phía Đông. Trước đó, quân nổi dậy cũng đã chiếm được Surman, Sabratha, Zwara và tuyến đường huyết mạch chạy từ Tripoli tới biên giới với Tunisia.

Trước tình hình hiện nay tại quốc gia Bắc Phi này, nữ phát ngôn viên Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) Jemini Pandya ngày 19/8 cho biết hàng nghìn người nước ngoài đang mắc kẹt tại Tripoli sẽ được sơ tán qui mô lớn, có thể bằng đường biển.

Theo bà Pandya, hoạt động di tản hàng nghìn người Ai Cập và công dân các nước khác khỏi Tripoli sẽ bắt đầu trong vài ngày tới. Trước đó, hơn 600.000 người trong số ước tính 1,5-2,5 triệu người nước ngoài, chủ yếu là lao động nhập cư từ Châu Á và Châu Phi, đã rời khỏi Libya. Tuy nhiên, vẫn còn hàng nghìn người mắc kẹt tại Tripoli./.

                                         Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục