Khi còn trên đỉnh cao quyền lực ở Libya, nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi đã cho xây dựng những công trình ngầm khổng lồ dưới lòng quốc gia này.

Ngoài hệ thống đường hầm quy mô dài hàng ngàn km vừa được phát hiện ở thủ đô Tripoli, Libya còn có một hệ thống đường ngầm dẫn nước được mệnh danh là “Con sông nhân tạo vĩ đại”. Hai công trình này dường như được nối với nhau và phe nổi dậy Libya tin rằng chúng đã giúp ông Gaddafi trốn thoát.

 
Sơ đồ hệ thống đường hầm GMMR - Ảnh: Peteke

Đường hầm ở Tripoli

Nhiều người cho rằng ông Gaddafi vẫn chưa rời khỏi thủ đô Tripoli và rất có thể ông vẫn ẩn náu trong hệ thống đường hầm chằng chịt dưới lòng đất, được phát hiện sau khi phe nổi dậy chiếm khu Bab al-Aziziya hồi tuần rồi. Theo truyền thông phương Tây, hệ thống này (xây từ năm 1986) rất phức tạp và kiên cố với tổng chiều dài lên đến 3.200 km, thậm chí là 4.000 km với những boong-ke có khả năng chống bom hạt nhân. Các đường hầm có đường kính 4 mét, mỗi đốt nặng 75 tấn, đúc bằng bê tông cốt thép cường độ cao, có thể che mắt vệ tinh do thám.

 
Bên trong một đường hầm dưới Tripoli - Ảnh: AFP

Hệ thống này liên kết Bab al-Azizia với nhiều địa điểm khắp Tripoli, các thị trấn xung quanh cũng như các khu vực sa mạc và bờ biển. Chính nó giúp ông Gaddafi và các cộng sự thân tín đột ngột xuất hiện ở những nơi mà người ta không ngờ tới. Theo báo Telegraph, hồi tháng 5.2011, ông Gaddafi bất ngờ xuất hiện trước các phóng viên tại một cuộc họp báo ở khách sạn Rixos (trung tâm Tripoli) mà không hề đi qua bất cứ lối vào nào. Một nhân viên tại khách sạn Rixos nói với phóng viên của Telegraph rằng từ phòng họp báo có một cầu thang dẫn đến nhiều hành lang và cuối cùng là một cửa sắt bị khóa chặt. Đằng sau khách sạn còn có một lối cho xe lên xuống, nhưng không ai được đến gần.

Hệ thống dẫn nước khổng lồ

Ngoài hệ thống đường hầm nói trên, còn phải kể đến dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn nước GMMR dài 4.000 km để lấy nước từ một bể nước ngầm khổng lồ mang tên Hệ thống ngậm nước Nubian Sandstone (NSAS) nằm ở độ sâu 500-800 mét ở phía đông sa mạc Sahara.

Theo AFP, dự án này được khởi công vào cuối thập niên 1980 nhằm cung cấp nước cho 70% dân số của Libya. Tuyến đường ống của dự án GMMR nằm ở độ sâu từ 2-3 mét, băng ngang đất nước từ miền nam lên miền bắc. Theo Asia Times, công trình được hoàn thành theo từng phần và đến năm 2007, có thể cung cấp nước ngọt cho Tripoli, Benghazi và toàn bộ khu vực duyên hải của Libya. Chi phí dự án GMMR là 33 tỉ USD và ông Gaddafi từng tuyên bố số tiền này hoàn toàn từ ngân sách quốc gia chứ chính phủ không hề vay mượn từ Quỹ Tiền tệ quốc tế hay Ngân hàng Thế giới.

Báo Guardian dẫn nguồn tình báo phương Tây nghi ngờ trong nhiều tháng qua, các đường hầm của dự án GMMR không còn dùng để dẫn nước mà là nơi lực lượng chính phủ Libya cất giấu xe tăng và tên lửa và thậm chí là các cơ sở sản xuất vũ khí hóa học. Người ta còn đồn rằng ông Gaddafi cất giấu vàng tại đây.

Truyền thông phương Tây còn dẫn lời một số quan chức và phe nổi dậy cho rằng hai hệ thống đường hầm khổng lồ của Tripoli được kết nối với nhau. Theo website Water-technology, rất nhiều công ty Mỹ, châu Âu và Hàn Quốc tham gia thiết kế, thi công trong các giai đoạn khác nhau của công trình GMMR. Có thể các công ty này cũng được thuê xây dựng hệ thống đường hầm ở Tripoli mà cứ tưởng nó là một phần của dự án dẫn nước GMMR. Sau khi đường hầm được hoàn thành, chính quyền của ông Gaddafi đã gia cố, trang bị thêm để biến nó thành một hệ thống trú ẩn và thoát hiểm.

Tất cả những thông tin này đều là phỏng đoán, đến nay vẫn chưa được chứng minh và cũng không ai biết liệu ông Gaddafi có đang ẩn nấp đâu đó dưới lòng đất Libya hay không. Hai công trình ngầm vĩ đại của Libya sẽ còn là điều bí ẩn trong một thời gian dài.

 

                                                               Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục