Vẫn còn nhiều người bị đối xử như nô lệ ngay tại châu Âu - Ảnh: Shutterstock

Vẫn còn nhiều người bị đối xử như nô lệ ngay tại châu Âu - Ảnh: Shutterstock

Ngay tại châu Âu văn minh của thế kỷ 21, tình trạng đối xử người lao động như nô lệ vẫn ngang nhiên tồn tại.

Tháng trước, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cảnh báo buôn bán nô lệ đang có dấu hiệu trở lại với khoảng 12,3 triệu người là nạn nhân của lao động cưỡng bức trên thế giới. Riêng ở EU, việc nới lỏng kiểm soát ở biên giới các nước vô tình tạo cơ hội cho các đường dây buôn người tăng cường hoạt động. Còn những nô lệ hiện đại, do thân cô thế cô, không rành tiếng bản xứ lại sợ bị trả thù nên ít dám bỏ trốn và tố cáo.

Địa ngục trần gian

Theo phóng sự đăng cuối tháng 8 của nhật báo Público (Bồ Đào Nha), cảnh nô lệ bị bắt lao động khổ sai, ăn ở thiếu thốn, bị xiềng xích và bạo hành tưởng chừng chỉ có trong quá khứ đã và đang diễn ra ngay giữa lòng châu Âu. Tháng 4.2011, Tòa án thành phố Fundão, miền trung Bồ Đào Nha, đã mở phiên xử 4 bị cáo về tội buôn người và đối xử với người lao động như nô lệ. Trong số này, chủ mưu là António José Fortunato Maria, người gốc Bồ Đào Nha nhưng sống tại Valladolid, phía bắc Tây Ban Nha. Từ năm 2001, Maria bắt đầu “tuyển dụng” lao động tại Fundão và các vùng lân cận. Đối tượng của hắn là những thanh niên xuất thân nghèo khó, ít học và thất nghiệp. Maria hứa hẹn sẽ bao ăn ở, trả lương 250 euro/tháng và nhiều người đã bị lừa bởi những lời đường mật của tên “chủ nô”.

Público dẫn hồ sơ của tòa tường thuật: “Maria chở các nạn nhân sang Tây Ban Nha, tước hết giấy tờ và giao cho cha mẹ hắn quản lý. Những người này bị nhốt vào một chuồng gà cũ với điều kiện vệ sinh tồi tệ”. Hằng ngày, họ phải lao động từ 10-12 tiếng, thậm chí 20 tiếng, tối về bị nhốt và khóa tay bằng xích sắt. Chủ yếu, các nạn nhân làm việc đồng áng cho các chủ đất đã trả tiền cho Maria. Những người yêu cầu cải thiện điều kiện sống và làm việc hay hỏi về tiền lương sẽ bị đánh đập tàn bạo.

Đến năm 2007, khi một số lao động trốn về được quê nhà và tố cáo quyết liệt, gia đình chủ nô bất lương này mới bị bắt giữ. Maria và cha mẹ bị kết án lần lượt 20, 10 và 8 năm tù giam. Từ đó đến nay, giới hữu trách đã phát hiện thêm nhiều vụ nô lệ ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha với hàng chục nghi can và hàng trăm nạn nhân.

Tại Pháp, phần lớn nô lệ hiện đại là dân nhập cư gốc Phi. Trường hợp điển hình là cô gái trẻ người Nigeria Tina Omaku. Theo tờ L’Express, do cuộc sống quá khó khăn nên vào năm 2002, cô bé Tina 13 tuổi được cha cho làm con nuôi của Godwin Okpara. Khi đó, Okpara là một cầu thủ bóng đá nổi tiếng của Nigeria và đang chơi cho CLB Paris Saint Germain (Pháp).

Giấc mơ đổi đời nhanh chóng biến thành ác mộng khi Tina bị bắt làm mọi việc trong nhà, phải ngủ trong hầm, không được đến trường và thường xuyên bị đánh đập. Khi Tina tròn 15 tuổi, Okpara bắt đầu ép cô quan hệ tình dục gần như mỗi ngày. Cuộc sống địa ngục kéo dài 4 năm ngay tại vùng ngoại ô Hauts-de-Seine sang trọng và giàu có của thủ đô Paris và chỉ kết thúc khi cô trốn sang nhà hàng xóm vào tháng 8.2005. Vợ chồng cựu cầu thủ Okpara bị kết án 10 và 15 năm tù.

Pháp luật nhẹ tay

Theo L’Express, trung bình những nô lệ vị thành niên bắt đầu sang Pháp từ năm 14 tuổi và thường bị bóc lột ít nhất 6 năm trước khi được giải thoát. Hành xử vô đạo đức và trái pháp luật nhưng rất nhiều “chủ nô” thời hiện đại chỉ bị xử với mức án rất nhẹ. Một cặp vợ chồng tại Lyon bị khởi tố vào tháng 10.2010 vì bóc lột một người giúp việc gốc Sénégal trong suốt 12 năm. Nguyên đơn khai với tòa chỉ được chủ trả 120 euro/tháng trong khi phải làm việc 16 giờ/ngày. Cho rằng chứng cứ chưa đủ thuyết phục, tòa án chỉ xử vợ chồng chủ nhà 2 năm tù treo.

Tháng 6.2010, vợ chồng Aissata và Mamadou S. bị Tòa án Paris kết án lần lượt 2 năm và 18 tháng tù (án treo) vì đã cưỡng bức lao động một người giúp việc Mali trong 9 năm tại căn hộ ở vùng ngoại ô Bondy phía bắc Paris. Nạn nhân bị chủ đưa sang Pháp năm 2001 khi mới 11 tuổi với lời hứa “sẽ có tương lai tươi sáng hơn” và “một tấm chồng đàng hoàng” nhưng thực tế, cô không hề được đến trường và phải làm việc nhà 15 giờ mỗi ngày. Năm 2007, cũng tại Bondy, 2 ông bà Zohra Boutebel và Laurent Moreau phải hầu tòa vì cưỡng bức lao động không lương và đánh đập 1 phụ nữ 36 tuổi trong vòng 8 tháng. Mức án dành cho 2 người là 3 năm tù giam.

 

                                                                      Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục