Hôm qua, hàng chục nghìn người tụ tập ở trung tâm thủ đô Tokyo, kêu gọi chấm dứt sử dụng năng lượng hạt nhân sau thảm họa tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima.

Hàng chục nghìn người biểu tình ở Tokyo hôm 19-9
Hàng chục nghìn người biểu tình ở Tokyo hôm 19-9. Ảnh: Koji Sasahara

Vụ xuống đường phản đối có quy mô lớn nhất kể từ khi nhà máy Fukushima rò rỉ phóng xạ sau trận động đất, sóng thần hồi tháng 3. Các nhà tổ chức nói rằng, 60.000 người tham gia biểu tình. Theo cảnh sát Tokyo, con số này vào khoảng 20.000.

Chính phủ Nhật Bản tuyên bố đang tìm cách giảm phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân, nhưng những người biểu tình cho rằng thế vẫn chưa đủ. “Chúng tôi muốn chính phủ nói rõ khi nào họ ngừng sử dụng điện hạt nhân để tất cả chúng tôi có thể yên tâm và tích cực làm việc, sử dụng năng lượng tái tạo”, Yasunari Fujimoto, người lãnh đạo vụ xuống đường phản đối, nói.

Tân Bộ trưởng Công nghiệp của Nhật Bản nói rằng, sự phản đối của dân chúng khiến việc tái kích hoạt lò phản ứng thứ hai của nhà máy Fukushima gặp khó khăn, dù lò này bị hỏng nhẹ hơn nhiều so với lò chính. Mùa hè năm nay, Nhật Bản thiếu điện trầm trọng vì hơn 30 trong tổng số 54 lò phản ứng hạt nhân phải tạm dừng hoạt động để kiểm tra.

Để các lò phản ứng của nhà máy Fukushima hoạt động trở lại cần có sự đồng ý của chính quyền địa phương. Sau khi nhà máy rò rỉ phóng xạ, sự cố hạt nhân tồi tệ nhất kể từ vụ Chernobyl, khoảng 100.000 người ở tỉnh Fukushima buộc phải đi sơ tán. Hàm lượng phóng xạ cao được phát hiện ở trong nước, cá, rau, quả… ở nhiều khu vực.

Tháng này, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế nói rằng, các lò phản ứng của nhà máy Fukushima “về cơ bản là ổn định”; chúng sẽ được kiểm soát vào đầu năm tới theo kế hoạch.

Trước sự cố Fukushima, 30% sản lượng điện ở Nhật Bản đến từ các nhà máy điện hạt nhân. Theo các chuyên gia năng lượng, vì nghèo tài nguyên nên Nhật Bản sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc để phát triển những nguồn năng lượng thay thế.

Theo kết quả khảo sát 1.000 người lớn do công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu GkF và hãng tin Mỹ AP thực hiện từ tháng 7 đến tháng 8, 55% người Nhật Bản muốn giảm số lò phản ứng ở nước này, 35% muốn giữ nguyên, 4% muốn tăng và 3% muốn loại bỏ hoàn toàn.

 

                                                           Theo TienPhong

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục