Dân số thế giới sẽ chính thức đạt mức 7 tỉ người vào ngày 31-10 tới đây, theo dự báo của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA). Dân số tăng nhanh, đặc biệt là ở những vùng kém phát triển như Ấn Độ và châu Phi, đã làm dấy lên nhiều lo ngại về phát triển bền vững.

Chẳng hạn, Nigeria, hiện có 159 triệu người, theo thống kê của UNFPA, có tỉ lệ tăng dân số 2,5% mỗi năm. Với tốc độ đó, quốc gia châu Phi này là nước đông dân thứ bảy trên hành tinh và có thể trở thành đối thủ với những siêu cường dân số như Trung Quốc và Ấn Độ vào cuối thế kỷ này.

“Không thể tưởng tượng được làm sao họ có thể phát triển bền vững với tốc độ tăng như thế”, báo Canada The Star dẫn lời John Bogaarts, phó chủ tịch Tổ chức phi chính phủ phi lợi nhuận Hội đồng dân số có trụ sở tại New York.

Liên Hiệp Quốc đã khiến các nhà dân số học bị sốc khi đưa ra tuyên bố vào tháng 5 rằng do con người sống lâu hơn và đang sinh đẻ nhanh hơn dự kiến, chúng ta sẽ đạt mức 9,3 tỉ người vào giữa thế kỷ và hơn 10 tỉ người vào năm 2100. Để so sánh, dân số thế giới năm 1800 là 1 tỉ người, 1960 là 3 tỉ người và 1999 là 6 tỉ người.

“97% trong số 2,3 tỉ người tăng thêm từ giờ tới năm 2050 là ở các nước kém phát triển, với 38% ở những nước kém phát triển nhất”, các nhà môi trường và kinh tế học cảnh báo.

“Thế giới đang trải qua giai đoạn tăng dân số nhanh nhất trong lịch sử loài người” - David Bloom, giáo sư kinh tế và nhân khẩu học tại khoa y tế công cộng Đại học Harvard, Mỹ, bình luận.

Các nhà môi trường và kinh tế học cảnh báo hành tinh hiện đang quá tải với sự có mặt ngày càng đông đúc của con người, như Bloom chỉ ra, “97% trong số 2,3 tỉ người tăng thêm từ giờ tới năm 2050 là ở các nước kém phát triển, với 38% ở những nước kém phát triển nhất”.

Tình hình ảm đạm nhất ở châu Phi, nơi “tốc độ tăng quá nhanh đến mức Liên Hiệp Quốc dự báo châu lục này sẽ có thêm 1 tỉ người vào năm 2050 và thêm 3 tỉ người vào năm 2100 - Bogaarts nói - Tức là châu Phi đang tăng dân số rất nhanh và đó là châu lục nghèo nhất. Đây không phải là điều tốt”.

Bất chấp nhiều hứa hẹn tại các hội nghị G8, G20 và Liên Hiệp Quốc, cho đến giờ công tác kế hoạch hóa gia đình vẫn diễn ra chậm chạp. Các thông báo của Liên Hiệp Quốc cho biết tiền tài trợ thiện nguyện cho các biện pháp tránh thai và bao cao su gần như không đổi trong suốt thập niên 1990, chỉ ở mức 238 USD vào năm 2009.

Tuần trước tại Liên Hiệp Quốc, cựu tổng thống Ireland Mary Robinson, giờ là một nhà hoạt động cho quyền phụ nữ, kêu gọi cộng đồng quốc tế “thực hiện cam kết 17 năm trước ở Hội nghị quốc tế Liên Hiệp Quốc về dân số và phát triển ở Cairo, nơi họ đã đồng ý sẽ đảm bảo phụ nữ trên toàn thế giới có thể tiếp cận các biện pháp tránh thai vào năm 2015”.

Theo UNFPA và Viện Guttmacher, một tổ chức nghiên cứu dân số tại Mỹ, tài trợ cho các biện pháp kế hoạch hóa gia đình hiện đại và đầy đủ trên toàn cầu sẽ tiêu tốn khoảng 6,7 tỉ USD mỗi năm. Nghe thì nhiều nhưng hiện nước Mỹ đang tiêu số tiền tương đương vào cuộc chiến Iraq mỗi tháng, theo con số của cơ quan nghiên cứu quốc hội nước này.

 

                                                                      Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục