COC sẽ góp phần giúp đảm bảo an toàn cho các hoạt động hợp pháp trên biển Đông - Ảnh: Hoàng Long

COC sẽ góp phần giúp đảm bảo an toàn cho các hoạt động hợp pháp trên biển Đông - Ảnh: Hoàng Long

Một nhóm chuyên viên sẽ được thành lập nhằm soạn thảo bộ quy tắc mang tính ràng buộc hơn về mặt pháp lý cho vấn đề biển Đông.

Kyodo News dẫn các nguồn tin từ ASEAN cho biết 10 thành viên của khối đã nhất trí thành lập nhóm chuyên viên để bắt đầu soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) nhằm thúc đẩy giải pháp hòa bình cho các tranh chấp tại khu vực. Cũng theo nguồn tin trên, trong một cuộc họp không chính thức tại New York (Mỹ) vào ngày 24.9, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN nhất trí rằng nhóm chuyên viên cần “khởi động soạn thảo các chi tiết chính” của COC, vốn có tính ràng buộc hơn so với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).

Hồi tháng 7, ASEAN và Trung Quốc đã thông qua được Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC và nhiều chuyên gia cho rằng các bên nên “thừa thắng” tiến đến lập COC. Tuy nhiên, Kyodo News dẫn nguồn tin từ ASEAN cho biết Trung Quốc phản đối việc soạn thảo COC vào thời điểm này mà cho rằng cần “chờ thời cơ chín muồi”.

Trong khi đó, báo Mainichi ngày 5.10 đưa tin Nhật Bản đang hy vọng tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) diễn ra tại Indonesia vào tháng 11, lãnh đạo các nước sẽ đạt đồng thuận về việc tổ chức các cuộc họp cấp chuyên viên về an ninh biển. Tờ báo dẫn lời giới chức Tokyo nói Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda sẽ đề xuất chuyện này tại hội nghị và hy vọng nó sẽ được đưa vào thông cáo chung. EAS gồm 10 nước ASEAN, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, New Zealand, Nga, Nhật, Trung Quốc và Úc. Tokyo tin tưởng các cuộc họp giữa chuyên viên cấp cao của 18 nước sẽ giúp đưa đến một khuôn khổ đa phương mới nhằm giải quyết các tranh chấp tại biển Đông và các vùng biển khác trong khu vực.

Liên quan đến ASEAN, phát biểu tại buổi tiếp đại sứ của 10 nước thành viên của khối tại Moscow nhân kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ đối tác, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh ASEAN là đối tác quan trọng của Nga trong quá trình xây dựng cơ cấu an ninh hợp tác bình đẳng và cởi mở tại châu Á -Thái Bình Dương.

 

                                                                     Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục