Bầu không khí chính trị tại Iran và Israel đang "nóng" lên cùng với những tuyên bố của lãnh đạo 2 nước sau khi bản báo cáo của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) được công bố. Vấn đề này càng được dư luận quan tâm sau khi có tin nói rằng, Iran bắt đầu di chuyển thiết bị hạt nhân xuống một cơ sở dưới lòng đất để theo đuổi những hoạt động nhạy cảm, đề phòng bị không kích bất ngờ.

 

Ngày 9/11, Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố, Iran sẽ không lùi bước, không thay đổi trong chương trình hạt nhân của nước này, đồng thời cho rằng, báo cáo của IAEA chỉ dựa trên những "tuyên bố trống rỗng" do Mỹ cung cấp. Ngoại trưởng Iran Ali-Akbar Salehi cũng nhấn mạnh, không có bằng chứng xác đáng nào để kết luận về sự chệch hướng của chương trình hạt nhân mà Tehran đang theo đuổi.

Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia và Chính sách Đối ngoại của Quốc hội Iran (Majlis), ông Alaeddin Boroujerdi cho rằng, báo cáo của IAEA là vô nghĩa đối với Tehran. Phó Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Iran, Tướng Masoud Jazayeri cảnh báo, mọi cuộc tấn công từ Israel nhằm vào Iran sẽ dẫn tới sự hủy diệt của nhà nước Do Thái.

Trước đó (8/11), Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Deva Hidi tuyên bố, Tehran đã chuẩn bị để ứng phó với bất cứ cuộc tấn công quân sự nào. Tuy nhiên, trên trang web của kênh al-Alam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast vẫn tuyên bố, Tehran sẵn sàng đàm phán với các cường quốc thế giới về chương trình hạt nhân của nước này với quan điểm bình đẳng và tôn trọng quyền lợi của các dân tộc.

Cũng trong ngày 9/11, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng, báo cáo của IAEA đã khẳng định lại những tuyên bố của Israel về việc Iran đang phát triển bom hạt nhân. Israel kêu gọi cộng đồng quốc tế gia tăng sức ép buộc Iran dừng chương trình hạt nhân vì có thể đe dọa nền hoà bình thế giới. Lãnh đạo đối lập ở Israel, bà Tzipi Livni đã tiến hành chiến dịch truyền thông kêu gọi quốc tế hành động chống lại chương trình vũ khí hạt nhân của Iran.

Ngày 9/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, nước này đang nghiên cứu báo cáo của IAEA và kêu gọi Iran, với tư cách là thành viên của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NTP), nên tuân thủ đầy đủ các quy định liên quan của cộng đồng quốc tế; đồng thời nhấn mạnh, Trung Quốc luôn muốn vấn đề hạt nhân của Iran được giải quyết thông qua đối thoại và hợp tác.

Cũng trong ngày 9/11, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Duma Quốc gia Nga Igor Barinov tuyên bố, Moskva cần phối hợp với Trung Quốc để ngăn ngừa sự phát triển tình hình xung quanh chương trình hạt nhân Iran theo "kịch bản Iraq hoặc Afghanistan"...

Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe cảnh báo, Iran phải đối mặt với những biện pháp trừng phạt chưa từng có trong tiền lệ nếu từ chối hợp tác với IAEA về chương trình hạt nhân của nước này. Anh, Pháp và Mỹ đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt mới chống Iran. Liên minh châu Âu (EU) cũng cho rằng, báo cáo của IAEA càng làm trầm trọng thêm mối quan ngại hiện nay về bản chất chương trình hạt nhân của Tehran.

Giới truyền thông đưa tin, phát hiện được coi là lớn nhất trong báo cáo của IAEA là Iran hình như đã tập trung thiết kế một đầu đạn hạt nhân và hoạt động nghiên cứu vũ khí bí mật liên quan vẫn tiếp tục diễn ra. Theo đó, Iran hiện đã lắp đặt 2 bộ 174 máy để tinh chế uranium tới mức độ tinh khiết 20% ở Fordow, gần thánh địa Qom.

Tuy nhiên, các máy ly tâm chưa hoạt động. Từ đầu năm 2010, Iran đã thông báo việc làm giàu uranium lên 20% và phương Tây lo ngại, Tehran đang tiến gần đến việc chế tạo bom nguyên tử...


                                                                                     Theo CAND

 

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục