Chiếc tàu sân bay hạt nhân tối tân của lực lượng hải quân Mỹ USS George H.W.Bush đã được điều động từ vịnh Péc-xích tới ngoài khơi Syria, vào lúc mà báo chí phương Tây cho rằng nguy cơ nội chiến càng ngày càng rõ nét tại Syria.

 

Tàu sân bay USS George H.W.Bush.

Hãng BBC đã đăng tải thông tin trên nhưng cho biết mục đích của việc triển khai này hiện vẫn còn là điều bí ẩn.

Tin dẫn nguồn từ các cơ quan hàng hải quốc tế khẳng định trong đoàn tàu hộ tống tàu sân bay có một tàu khu trục.

Tàu sân bay USS George H.W.Bush có thể chở theo 70 máy bay trong đó có 48 máy bay chiến đấu.

Động thái trên xuất hiện vào lúc các hãng tin phương Tây cho rằng nguy cơ nội chiến càng ngày càng rõ nét tại Syria.

Pháp đã công nhận vai trò “đối tác chính đáng” của phe đối lập ở Syria và đề nghị thành lập “hành lang nhân đạo” bảo vệ nạn nhân bị đàn áp.

Hôm qua 23/11, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé đưa ra sáng kiến mở một “hành lang nhân đạo” bên trong Syria. Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, hai bên Pháp - Mỹ đồng ý hợp tác thực hiện dự án này.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ thăm dò một giải pháp quân sự dưới danh nghĩa “vùng an ninh” bên trong lãnh thổ láng giềng. Tin này do báo chí Thổ Nhĩ Kỳ “rò rỉ” và đã được phe đối lập Syria cũng như đảng cầm quyền PKK tại Ankara xác nhận.

Kế hoạch can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ gồm ba mặt: thành lập khu an toàn cho dân tị nạn và lính Syria đào ngũ ẩn trú, phong tỏa một vùng không phận để bảo vệ an toàn khu và thứ ba là đóng cửa biên giới giữa hai nước để bóp nghẹt kinh tế Syria.

Dự án này chỉ mới được phác họa nhưng đã được Ngoại trưởng Ahmet Davutoglu bàn thảo với một số đồng sự Tây phương. Theo giới quan sát thì đây rất có thể là một phương tiện để gây sức ép với Damas.

Theo nhận định của nhật báo Pháp Le Monde thì thế cờ tại Syria rất phức tạp. Bên cạnh tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ muốn thống lĩnh khu vực, sáng kiến can thiệp vào Syria rất có thể còn là chiến thuật gây sức ép tâm lý lên chế độ Al-Assad phối hợp với vòng vây kinh tế và ngoại giao của phương Tây.

 

                                                                       Theo DanTri

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục