Tại cuộc họp diễn ra ở Brussels ngày 1/12, Ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với các ngành năng lượng, tài chính, ngân hàng và thương mại của Syria nhằm trừng phạt chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad do cuộc trấn áp nhằm vào những người bất đồng chính kiến.

 

Các Ngoại trưởng EU đã thông qua lệnh cấm xuất khẩu các thiết bị dầu khí cho Syria, cấm giao dịch trái phiếu của Chính phủ Syria và bán phần mềm có thể được dùng để giám sát thông tin trên Internet và điện thoại.
 
Các Ngoại trưởng EU cũng nhất trí hạn chế cung cấp các khoản cho vay ưu đãi (lãi suất thấp hơn và thời gian cho vay dài hơn so với trên thị trường) cho Syria. Ngoài các biện pháp trên, EU còn liệt thêm 12 cá nhân và 11 công ty của Syria vào danh sách đen bị phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh.
 
Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, Phó Thủ tướng thứ nhất Nga Sergei Ivanov cho biết Mátxcơva thấy không có lý do gì để ngừng xuất khẩu vũ khí của nước này sang Syria.

Phát biểu với các phóng viên, ông Ivanov khẳng định: "Nga sẽ làm bất cứ điều gì không bị cấm theo các qui tắc, qui định và các thỏa thuận," đồng thời cho rằng các biện pháp trừng phạt của châu Âu đối với Syria không hạn chế việc Mátxcơva cung cấp vũ khí cho Damas.
 
Cũng tại cuộc họp ở Brussels ngày 1/12, các Ngoại trưởng EU đã nhất trí áp đặt các biện trừng phạt đối với hơn 180 công ty và công dân Iran do không thực hiện những yêu cầu của quốc tế nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
 
Theo các nhà ngoại giao, ngoại trưởng các nước EU cũng đã nhất trí tiếp tục xem xét các biện pháp trừng phạt bổ sung có thể nhằm vào ngành tài chính, vận tải và năng lượng có vai trò sống còn của Iran.
 
Cùng với một số nước châu Âu khác, ngày 1/12, Italia đã triệu Đại sứ Iran đến Bộ Ngoại giao nước này để "lên án mạnh mẽ" vụ tấn công vào Đại sứ quán Anh ở Tehran, đồng thời cảnh báo Roma có thể thực thi các bước đi tiếp theo. Italy cũng đã yêu cầu Iran đảm bảo an ninh cho các nhà ngoại giao.
 
EU đã phong tỏa tài sản của hàng trăm công ty của Iran và tháng 7/2010, EU đã thông qua các biện pháp nhằm cản trở các dự án đầu tư mới cũng như hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là sản xuất và tinh chế khí đốt./.

 

                                                                 Theo TTXVN

 

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục