Không tham gia thỏa thuận cứu đồng euro, Thủ tướng Anh David Cameron đưa Anh vào thế bị cô lập - Ảnh: Reuters

Không tham gia thỏa thuận cứu đồng euro, Thủ tướng Anh David Cameron đưa Anh vào thế bị cô lập - Ảnh: Reuters

Hôm qua 9-12, lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU), ngoại trừ Anh, đã đạt thỏa thuận thắt chặt các quy định ngân sách của khối đồng euro. Tuy nhiên châu Âu vẫn chưa tìm ra giải pháp khẩn cấp để chống khủng hoảng nợ.

Báo Wall Street Journal (WSJ) đưa tin sau 10 giờ đàm phán căng thẳng, 17 nước khối đồng euro cùng sáu quốc gia EU khác đạt thỏa thuận thành lập một hiệp ước liên chính phủ để thắt chặt kiểm soát ngân sách quốc gia. Ba nước CH Czech, Thụy Điển và Hungary ban đầu lưỡng lự song rốt cuộc đều cho biết sẵn sàng cân nhắc tham gia hiệp ước.

Theo kế hoạch do Đức và Pháp đề xuất, các nước khối đồng euro và các nước EU tham gia sẽ phải giữ mức thâm hụt ngân sách dưới 3% GDP và nợ công dưới 60% GDP. Các nước cũng cam kết giữ “thâm hụt cơ cấu” (thâm hụt dù nền kinh tế hoạt động ở mức tối đa khả năng) dưới 0,5% GDP hằng năm. Nước nào vi phạm sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.

Hội đồng châu Âu (EC) và Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) sẽ giữ vai trò giám sát và đảm bảo các quốc gia thành viên tuân thủ các quy định mới. “Điều đó có nghĩa là các nước thành viên sẽ phải trình dự thảo ngân sách cho EC duyệt” - chủ tịch EC Herman Van Rompuy cho biết. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi khẳng định đây là bước cần thiết để kéo khối đồng euro ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ kéo dài suốt hai năm qua.

Anh đứng ngoài cuộc

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy mô tả hội nghị EU lần này “sẽ đi vào lịch sử”. Theo ông Van Rompuy, các quốc gia EU và khối đồng euro sẽ phê chuẩn một hiệp ước liên chính phủ dễ hơn và nhanh hơn việc thay đổi hoàn toàn Hiệp ước Lisbon. “Chúng ta sẽ đạt được một liên minh tài chính mới - WSJ dẫn lời Thủ tướng Đức Angela Merkel - Chúng ta sẽ có các quy định ngân sách mạnh mẽ hơn cho các nước khối đồng euro”.

Tuy nhiên giới quan sát bình luận việc các nhà lãnh đạo EU không thể thuyết phục Anh tham gia thỏa thuận trên đã khiến nó bị suy yếu ngay từ đầu. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng thừa nhận Pháp và Đức rất muốn toàn bộ 27 nước EU tham gia. Theo báo Guardian, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố Anh không thể chấp nhận một hiệp ước mới mà không có những quy định bảo vệ hệ thống tài chính Anh.

“Hiệp ước này không phục vụ lợi ích của nước Anh, do đó tôi không thể đồng ý - Guardian dẫn lời ông Cameron - Các nước sẵn sàng từ bỏ chủ quyền và thay đổi. Nhưng Anh không nằm trong khối đồng euro và sẽ tiếp tục quan điểm đó”. Ông Sarkozy chỉ trích ông Cameron đã quá đáng khi đòi hỏi Anh được hưởng đặc quyền tài chính mà các nước khác trong khu vực không thể có.

Báo New York Times bình luận hiệp ước liên chính phủ của EU có thể dẫn tới việc hình thành một “EU hai khối”. Truyền thông Anh cũng bày tỏ sự lo ngại mối quan hệ giữa Anh và EU có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Báo Guardian dẫn lời một số quan chức ở Brussels bình luận ông Cameron đang “chơi một trò chơi nguy hiểm”. Bởi EU quyết định các quy định tài chính theo cơ chế bỏ phiếu đa số mà Anh không thể phủ quyết.

Thiếu giải pháp khẩn cấp

Theo WSJ, các nhà lãnh đạo EU cũng quyết định hạn chế mức trần nguồn lực của quỹ giải cứu Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) ở ngưỡng 500 tỉ euro (666 tỉ USD). Quỹ này sẽ đi vào hoạt động từ tháng 7-2012. Các nước EU cũng sẽ cung cấp 200 tỉ euro (267 tỉ USD) cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để IMF hỗ trợ châu lục chống khủng hoảng nợ.

Tuy nhiên, giới quan sát nhận định hội nghị thượng đỉnh EU đã không đưa ra được các giải pháp khẩn cấp để giúp Ý, Tây Ban Nha, Hi Lạp, Bồ Đào Nha... chống khủng hoảng trước mắt. Bởi ECB mới đây bác bỏ đề xuất sẽ thu mua ồ ạt trái phiếu của các nền kinh tế châu Âu đang khủng hoảng nhằm ép lãi suất cho vay giảm xuống. Đức tiếp tục phản đối đề xuất các nước khối đồng euro cùng phát hành loại trái phiếu chung eurobond.

Các thị trường tỏ ra thất vọng với kết quả hội nghị EU. Theo Reuters, thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật) giảm 1,48% trong khi thị trường Hong Kong sụt 2,73%. Chỉ số chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương MSCI giảm 2,8%. Giá đồng euro sụt 0,3% xuống còn 1 euro đổi được 1,3310 USD. Trong khi đó, theo AFP, hãng xếp hạng tài chính Moody’s vừa hạ định mức tín nhiệm của các ngân hàng hàng đầu nước Pháp như BNP Paribas, Societe Generale và Credit Agricole do “khủng hoảng khối đồng euro đang trở nên nghiêm trọng”.

“Châu lục không thể thực thi kỷ luật tài chính chỉ sau một đêm và khủng hoảng sẽ tiếp tục gia tăng - Reuters dẫn lời chuyên gia Takeo Okuhara thuộc Hãng Daiwa SB Investment ở Nhật - Các nhà lãnh đạo cần tìm những giải pháp khẩn cấp để hạ lãi suất”.

Theo các chuyên gia tài chính, cách duy nhất để ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng nợ châu Âu bùng nổ là ECB lập tức tăng cường mua trái phiếu các quốc gia châu Âu và khối đồng euro phát hành trái phiếu chung.

 

                                                                        Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Vụ sập tòa nhà ở Nam Phi: Lực lượng cứu hộ tìm kiếm xuyên đêm

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, tối 8/5, chính quyền thành phố George của Nam Phi xác nhận tổng số người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà đang thi công đã lên tăng lên 8 người, sau khi một thi thể được tìm thấy trong đống đổ nát.

Giá dầu thế giới hạ nhiệt nhờ lo ngại về nguồn cung dịu bớt

Giá dầu thế giới chốt phiên 7/5 giảm nhẹ, khi có những dấu hiệu cho thấy lo ngại về nguồn cung dịu bớt, trong khi các nhà giao dịch chuyển hướng chú ý tới số liệu về dự trữ của Mỹ.

Scotland (Anh) có Thủ hiến mới

Chính trị gia kỳ cựu John Swinney ngày 7/5 trở thành Thủ hiến mới của vùng Scotland sau khi được cơ quan lập pháp Scotland (SP) bầu với tỷ lệ 64 phiếu thuận, 57 phiếu chống và 7 phiếu trắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục