Tổng thống Mỹ tuyên bố “sẽ xem xét mọi giải pháp” liên quan đến Iran nếu nước này sản xuất vũ khí hạt nhân. Đây là lần đầu tiên ông Obama đề cập trực diện tới phương án quân sự chống Tehran, dù rằng Washington luôn cảnh báo Israel về một ý đồ tương tự.

 

Tổng thống Obama tiếp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại New York hôm 21/11/2011.

Trong bài trả lời phỏng vấn tạp chí The Atlantic số ra ngày 2/3, Tổng thống Barack Obama nói ông rất nghiêm túc về một hành động quân sự chống Iran nếu Tehran chế tạo vũ khí hạt nhân.

“Là Tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, tôi không đe doạ suông và cũng không được phép có quan điểm mập mờ. Tôi sẽ xem xét mọi giải pháp liên quan đến Iran, kể cả việc phải sử dụng sức mạnh quân sự”.

Cũng theo ông Obama, một số nước trong khu vực “không chấp nhận” việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân  trong khi họ lại không có loại vũ khí này. Ông cũng khuyến cáo việc Iran chế tạo vũ khí hạt nhân sẽ “dẫn đến một cuộc chạy đua hạt nhân nguy hiểm tại khu vực Trung Đông” song không nêu rõ tên những nước phản đối.

“Chúng ta đều biết Iran là một nước bảo trợ khủng bố. Vì vậy, mối đe dọa về nguy cơ phổ biến vũ khí giết người hàng loạt lại càng nghiêm trọng hơn”, ông Obama khẳng định.

Tổng thống Obama đưa ra những phát biểu trên giữa lúc có nhiều quan ngại trên toàn cầu về chương trình hạt nhân của Iran và về nguy cơ Israel có thể thực hiện một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Nhà nước Hồi giáo.

Theo giới phân tích, nếu Israel tấn công Iran, hành động này sẽ nhanh chóng châm ngòi cho một cuộc chiến tranh khốc liệt trong khu vực, thậm chí trên toàn cầu, với những hệ quả vô cùng to lớn. Vì vậy, đây đang là mối quan ngại lớn của Tổng thống Obama, người chuẩn bị có cuộc tiếp đón Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại tòa Bạch Ốc vào ngày 5/3 tới.

Lâu nay, Israel và các cường quốc phương Tây cáo buộc Iran đang tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân dưới vỏ bọc chương trình năng lượng dân sự.

Tuy nhiên, Tehran kiên quyết bác bỏ cáo buộc này, đồng thời khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đích hoà bình. Ngoài ra, Nhà nước Hồi giáo cũng tuyên bố sẵn sàng tham gia đàm phán quốc tế và đón tiếp phái đoàn thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) trở lại nước này.

 

                                                                               Theo Dantri

 

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục