Dầu Iran đáp ứng đáng kể nhu cầu năng lượng và nhiên liệu của Ấn Độ.

Dầu Iran đáp ứng đáng kể nhu cầu năng lượng và nhiên liệu của Ấn Độ.

Mỹ có thể đi đến quyết định trừng phạt Ấn Độ nếu đồng minh quan trọng này không giảm nhập khẩu dầu từ Iran.

 

Bloomberg ngày 15.3 dẫn lời một số quan chức giấu tên cho hay họ đang lo ngại Ấn Độ đang vi phạm quy định của Mỹ về hạn chế các khoản thanh toán dầu cho Iran. Theo giới chức Washington, Ấn Độ vẫn chưa giảm nhập khẩu dầu từ Iran và điều này có thể buộc Tổng thống Barack Obama ký lệnh trừng phạt New Delhi vào ngày 28.6. Nếu điều này thành sự thật thì Ấn Độ sẽ bị cấm tiếp cận hệ thống ngân hàng Mỹ để thực hiện các giao dịch quốc tế.

Số liệu từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ cho thấy Ấn Độ là khách hàng lớn thứ ba của Iran sau Trung Quốc và Nhật Bản, mua bình quân 328.000 thùng dầu mỗi ngày trong 6 tháng đầu năm 2011. Trong thời gian qua, Mỹ liên tục thúc giục các đồng minh cắt giảm nhập khẩu dầu của Iran để trừng phạt nước này liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước CH Hồi giáo và đề nghị chuyển qua mua dầu của Iraq và Ả Rập Xê Út. Tuy nhiên, Ấn Độ đến nay vẫn chưa tỏ dấu hiệu đồng ý còn Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang rất chần chừ. Mặc dù vậy, Bloomberg dẫn lời một số nguồn tin cấp cao từ New Delhi cho hay chính phủ Ấn Độ cũng đã yêu cầu các công ty quốc doanh tìm nguồn cung thay thế và giảm dần phụ thuộc vào Iran.

Giới quan sát nhận định không biết Ấn Độ sẽ nhượng bộ Mỹ đến đâu và lượng dầu nước này cắt giảm có đạt mức 15% như ý của Washington hay không. Vì vậy, khả năng Ấn Độ bị Mỹ trừng phạt không thể bị loại trừ. Một câu hỏi khác cũng được đặt ra là hành động cấm vận nếu có của Mỹ sẽ ảnh hưởng ra sao đến quan hệ toàn cục trong khi Washington rất cần đồng minh Nam Á trong chiến lược trở lại châu Á - Thái Bình Dương.

Về phần mình, Iran hôm qua cáo buộc phương Tây sử dụng dầu mỏ như một công cụ chính trị để kìm hãm chương trình hạt nhân của mình. Cùng ngày, báo Kommersant đưa tin Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã yêu cầu người đồng cấp Nga Sergei Lavrov chuyển lời cảnh báo cho Iran rằng cuộc đàm phán sắp tới sẽ là cơ hội cuối cùng để nước này tránh một cuộc chiến tranh.

Trong một diễn biến khác, Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel Benjamin Gantz ngày 15.3 bắt đầu chuyến thăm Mỹ và Canada với trọng tâm thảo luận là về vấn đề Iran, theo AFP. Đến nay, Washington và nhiều bên khác vẫn đang cố gắng thuyết phục Tel Aviv hoãn ý định tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran.

 

                                                      Theo ThanhNien

 

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục