Triều Tiên lần đầu tiên cho công bố thông tin chi tiết về vệ tinh mà nước này chuẩn bị phóng lên quỹ đạo vào trung tuần tháng tới, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo thế giới đang tham gia Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc).

Tên lửa Unha-3 sắp được phóng lên của Triều Tiên là phiên bản được nâng cấp từ tên lửa Unha-2 (trong ảnh), có tầm bắn lên tới 4.000 km.  

Theo hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên, “vệ tinh thời tiết” sắp được phóng lên là một "công cụ thu bắt dữ liệu khí tượng địa tĩnh tiên tiến".

"Vệ tinh Kwangmyongsong-3 (Ngôi sao sáng) được phóng lên vào tháng Tư tới sẽ có vai trò vô cùng hữu ích cho việc nghiên cứu dự báo thời tiết phục vụ sản xuất nông nghiệp và các lĩnh vực kinh tế khác của Triều Tiên”, KCNA cho biết.

Cũng theo hãng thông tấn này, Bình Nhưỡng đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khí tượng địa tĩnh để có thể đưa ra các dự báo thời tiết chính xác hơn.  

Đây là lần đầu tiên Triều Tiên công bố chi tiết về vệ tinh mà nước này có kế hoạch phóng lên từ ngày 12-16/4 trong khuôn khổ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành.

Triều Tiên đưa ra thông tin trên ngay sau khi một số nguồn tin trong khu vực cho biết nước này đã thiết lập xong tổ hợp phóng tên lửa trên bệ phóng Tongchang-ri thuộc huyện Cholsan, tỉnh Bắc Phyongan. Công việc lắp đặt được hoàn tất chỉ hai ngày sau khi Triều Tiên vận chuyển từng bộ phận tách rời của tên lửa đến bãi phóng Tongchang-ri từ nhà máy ở Bình Nhưỡng trên một chuyến tàu đặc chủng.

Triều Tiên khẳng định vụ phóng vệ tinh chỉ mang mục đích nghiên cứu khoa học và phục vụ phát triển hòa bình. Nước này cũng cho biết tên lửa được sử dụng để đưa vệ tinh lên quỹ đạo là tên lửa đẩy Unha-3, thế hệ tên lửa thứ ba do chính Triều Tiên tự sản xuất.

Tuy nhiên, phương Tây và nhiều nước láng giềng của Triều Tiên cho rằng đây chỉ là vỏ bọc che chắn tham vọng thử nghiệm tên lửa tầm xa, vì tên lửa Unha-3 có tầm bắn lên tới gần 4.000 km, có thể bắn tới bang Alaska của Mỹ.

Nga và Trung Quốc - hai nước trước nay luôn bênh vực Triều Tiên - lần này cũng đã bày tỏ quan ngại và kêu gọi Triều Tiên cân nhắc ngừng kế hoạch gây tranh cãi.

 

                                                                             Theo Dantri

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục