Trung Quốc ngày 12/4 đã hối thúc Philippines rút hai tàu hải quân ra khỏi vùng biển tranh chấp ở ngoài khơi bãi đá ngầm Scarborough, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham, ở Biển Đông.

 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đã đưa ra tuyên bố trên tại cuộc họp báo thường kỳ ở thủ đô Bắc Kinh.

Ông Lưu Vi Dân ám chỉ cuộc đối đầu ngày càng leo thang giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông, sau khi Philippines cử 2 tàu chiến, trong đó có một tàu đô đốc mang tên Gregorio del Pilar, tới “thị uy” 2 tàu hải giám của Trung Quốc đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ một nhóm ngư dân đánh bắt cá ở vùng biển tranh chấp.

Theo ông Lưu Vi Dân, các tàu hải giám do chính phủ Trung Quốc chính thức điều tới bãi đá ngầm Hoàng Nham/Scarborough không phải là tàu hải quân, và rằng các tàu này đã có lịch trình ra khu vực trên từ trước.

“Các tàu được điều tới để bảo vệ ngư dân, tàu cá và các hoạt động đánh bắt cá mà Trung Quốc cho là hợp pháp”, ông Lưu Vi Dân nói.

Ông Lưu Vi Dân cũng cho biết Bắc Kinh đang duy trì liên lạc với Manila thông qua kênh ngoại giao với hy vọng vụ việc sẽ không trở nên nghiêm trọng hơn.

 Trung Quốc đưa ra tuyên bố trên chỉ ít giờ sau khi Philippines điều tàu tuần duyên thứ hai tham gia sứ mệnh bảo vệ chủ quyền ở bãi đá ngầm Scarborough cùng với tàu chiến lớn nhất của nước này Gregorio del Pilar.


Gregorio del Pilar, tàu chiến lớn nhất của Philippines.

“Tàu đã tới khu vực. Nó sẽ ở đó để hỗ trợ hải quân của chúng tôi và nhằm chứng tỏ chủ quyền”, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines Raul Hernandez nói. “Nhiệm vụ của nó là bảo vệ vùng biển của chúng tôi”.

Tuy nhiên, ông Hernandez cũng nhấn mạnh Philippines muốn chấm dứt vụ việc một cách hoà bình và nhanh chóng.

Cuộc tranh cãi bắt đầu hôm 8/4 khi giới chức Philippines phát hiện 8 tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trong khu vực bãi đã ngầm Scarborough/Hoàng Nham mà cả hai nước đều tuyên bố có chủ quyền.

Bãi đá này nằm cách bờ biển phía Tây của đảo chính Luzon của Philippines 124 hải lý. Vì vậy, nước này cho rằng bãi đá ngầm trên thuộc chủ quyền của mình vì nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo quy định của luật hàng hải quốc tế.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền đối với vùng biển này, thậm chí còn mở rộng ra toàn bộ Biển Đông, vươn tới cả những vùng gần bờ biển của các quốc gia khác trong khu vực.

Giới chức Trung Quốc khẳng định các ngư dân của họ được quyền hoạt động tại bãi đá ngầm Hoàng Nham/Scarborough, đồng thời cho biết tất cả các ngư dân đang đánh bắt cá tại vùng biển này là cư dân tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc.

 

                                                              Theo DanTri

 

Các tin khác


Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Vụ sập tòa nhà ở Nam Phi: Lực lượng cứu hộ tìm kiếm xuyên đêm

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, tối 8/5, chính quyền thành phố George của Nam Phi xác nhận tổng số người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà đang thi công đã lên tăng lên 8 người, sau khi một thi thể được tìm thấy trong đống đổ nát.

Giá dầu thế giới hạ nhiệt nhờ lo ngại về nguồn cung dịu bớt

Giá dầu thế giới chốt phiên 7/5 giảm nhẹ, khi có những dấu hiệu cho thấy lo ngại về nguồn cung dịu bớt, trong khi các nhà giao dịch chuyển hướng chú ý tới số liệu về dự trữ của Mỹ.

Scotland (Anh) có Thủ hiến mới

Chính trị gia kỳ cựu John Swinney ngày 7/5 trở thành Thủ hiến mới của vùng Scotland sau khi được cơ quan lập pháp Scotland (SP) bầu với tỷ lệ 64 phiếu thuận, 57 phiếu chống và 7 phiếu trắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục