Ngày 19.6, các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) đã tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Mexico nhằm lên kế hoạch phối hợp hành động toàn cầu tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng, tạo thêm công ăn việc làm để đối phó với hậu quả của khủng hoảng nợ công tại Châu Âu.

G20 lập kịch bản cho tăng trưởng toàn cầu

Trong kịch bản của G20, Mỹ cam kết không thực hiện việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công đột ngột vào cuối năm nay để tránh đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới vào một cuộc suy thoái mới.

Saudi Arabia cũng bày tỏ quan điểm sẽ giữ giá dầu thế giới không tăng quá cao thông qua việc tăng sản lượng khai thác dầu.

Trung Quốc cam kết sẽ rời bỏ các chính sách duy trì đồng NDT ở mức thấp và cam kết đóng góp 43 tỉ USD cho quỹ xử trí khủng hoảng của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

G20 cũng xác lập quan điểm đứng về phía những quốc gia chủ trương tạo thêm việc làm, trong đó bao gồm cả tăng chi tiêu công, thay vì thực thi khắc khổ kinh tế như quan điểm của Đức hiện nay. G20 bày tỏ sự bất an về cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu.

Thủ tướng Canada S.Harper kêu gọi các nhà lãnh đạo Châu Âu cần có những thay đổi mang tính hệ thống để giải quyết cuộc khủng hoảng. “Chúng tôi đang chờ đợi Châu Âu cho biết họ sẽ làm gì sắp tới” - người đứng đầu Ngân hàng Thế giới R.Zeoellick nói.

Điều này khiến Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso đưa ra tuyên bố mạnh mẽ rằng “các thách thức hiện nay không phải của riêng Châu Âu mà là thách thức toàn cầu”.

Ông Barroso bảo vệ cách Liên minh Châu Âu (EU) xử lý cuộc khủng hoảng nợ cho đến nay.

“Thật lòng mà nói, chúng tôi không đến đây để nhận được những bài học về dân chủ hoặc về cách xử lý nền kinh tế, vì EU là một mô hình mà chúng tôi rất tự hào” - ông phát biểu.

Chủ tịch EC nói điều ông hy vọng là các lãnh đạo G20 sẽ “bày tỏ sự ủng hộ hết sức rõ ràng đối với cách xử lý của Châu Âu hiện nay”.

 

                                                                Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục