Tàu hải giám Trung Quốc trong vùng biển Senkaku/Điếu Ngư hồi đầu tháng 9.

Tàu hải giám Trung Quốc trong vùng biển Senkaku/Điếu Ngư hồi đầu tháng 9.

Tàu hải giám Trung Quốc hôm nay 2/10 đã trở lại vùng biển thuộc quần đảo tranh chấp với Nhật trên Hoa Đông, một tuần sau khi các tàu này rời khu vực và vài ngày sau cuộc khẩu chiến nảy lửa giữa Trung-Nhật tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.

 

Theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật, 4 tàu hải giám đã tiến vào vùng biển của Senkaku/Điếu Ngư ngay sau 12h30 ngày 2/10 và phía Nhật đã yêu cầu các tàu rời khu vực.

 
“Tàu tuần tra của chúng tôi đã yêu cầu các tàu ra khỏi vùng biển Senkaku. Song chưa có phản ứng gì” từ phía các tàu Trung Quốc, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật cho biết. Ngoài ra, cơ quan này cũng cho biết 2 tàu khác của Trung Quốc đang tiến gần đến chuỗi đảo, nhưng không ở trong khu vực Nhật cho là vùng lãnh hải của mình.
 
Theo thông tin mới nhất, các tàu hải giám Trung Quốc đã rời đi sau khoảng 6 tiếng ở trong vùng biển Senkaku/Điếu Ngư.

 

Đây là lần đầu tiên trong khoảng 1 tuần tàu Trung Quốc tiến vào vùng biển Senkaku/Điếu Ngư và sau cuộc khẩu chiến ngoại giao nảy lửa về chủ quyền quần đảo giữa Trung và Nhật tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.

 

Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba cho biết chính phủ đã lập tức gửi phản đối tới Trung Quốc về vụ việc mới nhất. “Chúng tôi muốn phía Trung Quốc tự kiềm chế”, ông cho biết với các phóng viên.

 

Trong khi đó, tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết Trung Quốc “rất không hài lòng” với động thái của “những nhà cánh hữu Nhật” tiến vào vùng biển quanh quần đảo.

 

“Nếu cứ để không bị kiểm soát, hành động khiêu khích như thế có thể làm phức tạp thêm tình hình và Trung Quốc đang theo dõi sát” sự việc, tuyên bố trên mạng của Bộ Ngoại giao cho hay.

 

Cho tới thứ hai tuần trước, các tàu chính phủ Trung Quốc liên tục đi vào vùng biển của Senkaku/Điếu Ngư, bất chấp cảnh báo của lực lượng bảo vệ bờ biển được trang bị tối tân của Nhật.

 

Quần đảo Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Nhật gọi là Senkaku và hiện do Nhật quản lý nằm trong ngư trường dồi dào và trên những hải lộ quan trọng. Lòng biển trong khu vực cũng được cho là có chứa một lượng dầu khí lớn.

 

Tuần trước, các nhà ngoại giao Nhật-Trung tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, đã “khẩu chiến” dữ dội, với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì cáo buộc Nhật Bản là “kẻ cắp”.

 

Phó đại sứ Nhật tại Liên hợp quốc Kazuo Kodama khẳng định quần đảo là lãnh thổ hợp pháp của Nhật và “tuyên bố cho rằng Nhật lấy đảo của Trung Quốc là không có cơ sở”.

 

Quá khứ đau buồn thời phát xít Nhật đô hộ Trung Quốc càng làm phức tạp hóa căng thẳng hai nước. Đó là chưa kể đến tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo của Đài Loan.

 

Thứ ba tuần trước hàng chục tàu cá được tàu tuần tra Đài Loan hộ tống đã tiến vào vùng biển, gây ra một cuộc đấu vòi rồng với lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật.

 

Căng thẳng trên Senkaku/Điếu Ngư đã âm ỉ nhiều thập niên nay, nhưng bùng phát vào đầu năm, khi thị trưởng Tokyo công bố kế hoạch mua quần đảo. Và tiếp sau đó, chính phủ Nhật quốc hữu hóa chúng, với giải thích là để ngăn chặn các kế hoạch thậm chí còn khiêu khích hơn của thị trưởng Tokyo. Tuy nhiên, Bắc Kinh không chấp nhận cách giải thích này và hàng loạt các cuộc biểu tình chống Nhật đã nổ ra trên khắp các thành phố Trung Quốc. Có lúc các cuộc biểu tình đã biến thành bạo lực, phá hoại các công ty làm ăn tại Nhật. Vụ việc đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới mối quan hệ kinh tế giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á.

 

 

                                                                                Theo Dân Trí

 
 

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục