Iran cáo buộc phương Tây cố tình đẩy mạnh chiến tranh tâm lý để buộc nước này phải tử bỏ chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình. Nhà nước Hồi giáo cũng cho rằng việc phương Tây xem xét áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt là một sai lầm chiến lược.

 
Iran cáo buộc phương Tây đẩy mạnh chiến tranh tâm lý

Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Iran Saeed Jalili cáo buộc phương Tây mở rộng chiến tranh tâm lý chống Nhà nước Hồi giáo.

Trong phát biểu trên kênh truyền hình Press TV của Iran ngày hôm qua, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân nước này Saeed Jalili cáo buộc phương Tây đang chơi trò “chiến tranh tâm lý” khi tung tin nói rằng Tehran đưa ra “kế hoạch 9 điểm" về vấn đề hạt nhân gây tranh cãi, trong đó có mục yêu cầu phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế và dầu mỏ để đối lấy việc Iran sẽ ngừng chương trình làm giàu urani.

"Không một đề xuất nào đã được đưa ra, ngoài việc đề nghị tiến hành các cuộc đàm phán với nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) tại phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc", Press TV dẫn lời ông Jalili khẳng định.

Cũng theo ông Jalili, những thông tin do giới truyền thông Mỹ đưa ra là hoàn toàn "không có cơ sở" và chỉ nhằm mục đích đẩy mạnh "cuộc chiến tâm lý nhằm vào Iran".

Ông Jalili đưa ra tuyên bố trên hai ngày sau khi tờ New York Times của Mỹ nói rằng giới chức Iran đã đưa ra "kế hoạch 9 điểm" khi tới New York hồi tháng trước. Tờ báo trên còn cho biết các nhà lãnh đạo Iran đã rất nỗ lực vận động để nhận được sự ủng hộ đối với đề xuất này.

Một số nguồn tin Mỹ ngày 6/10 thậm chí còn nói chính phủ Mỹ đã chính thức bác bỏ đề xuất của Iran, đồng thời đề nghị Nhà nước Hồi giáo phải ngừng mọi hoạt động làm giàu urani, đóng cửa các cơ sở làm giàu hạt nhân và đưa các nguyên liệu hạt nhân đã được làm giàu ra nước ngoài.

“Mỹ và phương Tây phạm sai lầm chiến lược”

Không chỉ dừng lại ở việc bác bỏ thông tin do truyền thông Mỹ đưa ra, giới chức Iran còn khẳng định Mỹ và phương Tây “đang phạm sai lầm chiến lược” khi muốn dùng các biện pháp kinh tế để gây sức ép đối với nước này.

Trong tuyên bố mới nhất, Mỹ và phương Tây cảnh báo đang xem xét áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào ngành xuất khẩu khí đốt của Iran.

"Tehran cần phải đáp ứng những quan ngại của quốc tế về chương trình hạt nhân gây tranh cãi, hoặc sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt bổ sung khốc liệt hơn", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta phát biểu tại thủ đô Lima trong chuyến thăm Peru ngày 6/10.

Ông Penetta cũng khẳng định Mỹ và các đồng minh đã nhất trí sẽ cùng nỗ lực ngăn chặn các hoạt động làm giàu urani của Tehran.

Tuy nhiên, bộ Dầu mỏ Iran khẳng định cảnh báo mới của phương Tây chẳng qua chỉ là một "chiến dịch tuyên truyền" vì bản thân các nước này cũng không muốn bị phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ các nước khác.

"Hiện tại không một nước thành viên nào của EU nhập khí đốt của Iran. Việc họ đưa ra những cảnh báo trừng phạt mới chẳng qua chỉ là thủ đoạn tuyên truyền nhằm đẩy mạnh hơn một bước cuộc chiến tranh tâm lý nhằm vào Iran", người phát ngôn bộ Dầu mỏ Nikzad- Rahbar nói.

"EU sẽ sớm nhận thấy rằng họ đang phạm phải sai lầm chiến lược khi tìm cách gây sức ép lên Iran. Nhà nước Hồi giáo sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay và trong tương lai, chính các thành viên EU sẽ phải cầu viện Iran cấp lại các hợp đồng xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt để đảm bảo nhu cầu năng lượng đang thiếu hụt trầm trọng của họ", nghị sĩ smaeil Kowsari khẳng định.

Hiện tại, Iran đang xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia và Azerbaijan. Trong thỏa thuận mới nhất đạt được ngày 5/10 giữa Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Rostam Qasemi và các quan chức dầu mỏ Thổ Nhĩ Kỳ, hai bên nhất trí sẽ tăng sản lượng xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Iran sang Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời nâng cao hơn vài trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc  trung chuyển khí đốt từ Uzbekistan tới Iran và từ Iran tới châu Âu.

Hiện tại, Iran phải gánh chịu 4 nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cùng nhiều lệnh trừng phạt riêng của Mỹ và EU. Phương Tây cho rằng bằng cách siết chặt trừng phạt sẽ buộc được Tehran phải ngừng chương trình làm giàu urani vốn bị nghi ngờ là vỏ bọc cho tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, Iran cho rằng các lệnh trừng phạt này trên thực tế không mang lại tác dụng như phương Tây mong đợi, mà chỉ là hành động vi phạm nghiêm trọng nhân quyền của người dân Iran vì đối tượng chịu tác động lớn nhất của các lệnh trừng phạt này là tầng lớp người nghèo và trung lưu ở Iran.

Theo số liệu kinh tế, hiện đồng rial của Iran đã bị mất giá tới 60% do các hoạt động xuất khẩu dầu mỏ bị đình trệ, động thái đã gây ra làn sóng biểu tình chống chính phủ hôm 3/10 và tâm lý bất an trong xã hội Iran hiện nay.

 

                                                                                Theo Dantri

 

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục