Tàu sân bay trực thăng USS Bonhomme Richard - Ảnh: US Navy

Tàu sân bay trực thăng USS Bonhomme Richard - Ảnh: US Navy

Hôm nay, quân đội Philippines bắt đầu tập trận đổ bộ cùng lực lượng gồm nhiều tàu chiến Mỹ, trong khi Trung Quốc cũng vừa có hành động tương tự.

 

Ngày 7.10, tờ The Sun.Star đưa tin tàu ngầm tấn công nhanh USS Olympia SSN 717 của Mỹ vừa cập cảng Subic ở Philippines. Tàu này thuộc lớp Los Angeles, chạy bằng năng lượng hạt nhân, có độ choán nước 6.000 tấn và được trang bị nhiều loại vũ khí như: tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa Harpoon chống tàu chiến, ngư lôi.

Mỹ - Philippines tập trận 10 ngày

Kể từ khi Philippines và Trung Quốc căng thẳng vì tranh chấp bãi cạn Scarborough hồi đầu tháng 4, tàu ngầm hạt nhân Mỹ liên tục ghé cảng Subic. Ngày 15.5, tàu ngầm hạt nhân USS North Carolina thuộc lớp Virginia bất ngờ xuất hiện tại đây giữa lúc quan hệ Manila - Bắc Kinh đang vô cùng căng thẳng. Sau đó, vào tối 25.6, tàu ngầm Mỹ USS Louisville cũng cập cảng này.

Theo tờ The Manila Standard Today, sự xuất hiện của USS Olympia trong những ngày qua nâng tổng số tàu chiến Mỹ đang hiện diện tại Philippines lên thành 7 chiếc. Trước đó, tàu mẹ USS Tortuga của Mỹ đến cảng Subic vào ngày 5.10. Được trang bị nhiều loại pháo cùng tên lửa đối không, tàu này có thể mang theo 5 tàu đệm khí đổ bộ hoặc 21 tàu đổ bộ cỡ nhỏ. Theo thông tin từ trang mạng DVIDS của quân đội Mỹ, tàu USS Tortuga mang theo đơn vị lính thủy đánh bộ viễn chinh số 31 đến Philippines. Lực lượng này sẽ cùng tham gia cuộc tập trận đổ bộ song phương thường niên mang tên PHIBLEX giữa Mỹ với Philippines, kéo dài 10 ngày và bắt đầu từ hôm nay. Có quy mô tương đương chương trình tập trận chung thường niên Balikatan, PHIBLEX được nhận định đóng vai trò quan trọng trong hiệp ước an ninh mà Washington và Manila đã ký kết.

Để tiến hành cuộc tập trận năm nay, Washington cũng triển khai tàu sân bay trực thăng USS Bonhomme Richard mang theo 2.200 lính thủy đánh bộ đến cảng Subic hồi cuối tuần. Được trang bị tên lửa và ngư lôi hiện đại, tàu này có thể chở 42 trực thăng quân sự CH-46 Sea Knight, chiến đấu cơ Harrier. Để bảo vệ chiếc USS Bonhomme Richard, Mỹ còn phái theo 2 hộ tống hạm hiện đại và 1 tàu hỗ trợ.

Trung Quốc “luyện” chiếm đảo

Hôm qua, truyền thông Đài Loan đưa tin lính thủy đánh bộ Trung Quốc đại lục vừa tiến hành cuộc tập trận đổ bộ chiếm đảo. CNA trích dẫn một đoạn phim trên Đài truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông) cho hay đây là cuộc tập trận bắn đạn thật với sự tham gia của nhiều lực lượng gồm xe tăng, bộ binh, pháo binh, do thám, hóa học… Đồng thời, CNA đưa tin một trang mạng của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cũng đăng tải hình ảnh sự kiện trên cùng lời kêu gọi: “Bảo vệ quần đảo Điếu Ngư là trách nhiệm của tất cả người dân Trung Quốc trên thế giới”.

Trong khi đó, mạng tin tức Sina đăng tải một đoạn phim thời sự, do kênh truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV4 phát, được cho là cảnh tập trận đổ bộ của lính thủy đánh bộ nước này. Theo đoạn phim này, xe tăng cùng thiết giáp Trung Quốc xuất kích từ một căn cứ rồi di chuyển bằng tàu đổ bộ để tấn công chiếm đảo. Cuộc thao dượt khá quy mô với nhiều khí tài cùng lực lượng binh sĩ hùng hậu nã pháo tới tấp nhằm vào hòn đảo giả định. Mặc dù chưa rõ địa điểm và thời gian diễn ra sự kiện này, nhưng giới quan sát nhận định đây là “thông điệp cứng rắn” mà Trung Quốc muốn gửi đến các bên đang tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh. 

Trong một diễn biến khác, tờ Yomiuri Shimbun vừa dẫn nguồn tin từ chính phủ Nhật đồng ý rằng việc hai tàu sân bay Mỹ USS George Washington và USS John C.Stennis xuất hiện tại Tây Thái Bình Dương là vì căng thẳng giữa Bắc Kinh với Tokyo. Chiều qua, Bernama đưa tin tàu sân bay USS George Washington vừa cập cảng Malaysia để thực hiện chuyến viếng thăm đầu tiên đến nước này. Như vậy, các hàng không mẫu hạm Mỹ không chỉ tăng cường hiện diện tại Tây Thái Bình Dương mà còn liên tục ghé thăm nhiều nước trong khu vực vốn đang biến động này.

 

                                                              Theo Báo Thanhnien

 

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục