Chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia mang số hiệu MH17 đang thực hiện hành trình từ Amsterdam (Hà Lan) đến Kuala Lumpur (Malaysia) đã bị rơi ở độ cao 10.000 m ngày 17-7 và rơi xuống miền đông Ucraina, gần thành phố Chakhtarsk khiến toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

 

Trong buổi họp báo tổ chức ở sân bay Schiphol ở Amsterdam, Hà Lan, đại diện Hãng hàng không Malaysia cho biết: Chuyến bay MH17 cất cánh ở sân bay Schiphol lúc 11h15 (giờ Paris). Cơ quan kiểm soát không lưu đã mất liên lạc với máy bay vào lúc 13h15 (giờ Paris). Có 283 hành khách và 15 phi hành đoàn trên chuyến bay MH17. Phần lớn hành khách trên chuyến bay là người mang quốc tịch Hà Lan (154 người).

Cũng theo đại diện của hãng hàng không Malaysia, trong số các hành khách trên chuyến bay còn có 27 người mang quốc tịch Australia, 23 người Malaysia, 11 người Indonesia, 6 người Anh, 4 người Đức, 3 người Bỉ, 3 người Philippines và một người Canada. Hiện vẫn còn 47 hành khách đang được xác minh quốc tịch.

Ở địa điểm máy bay rơi giữa thành phố Chakhtarsk và Grabove, một khu vực do lực lượng tự vệ địa phương kiểm soát, không có nhiều cơ hội để tìm thấy những người sống sót trong đống mảnh vỡ cháy đen. Lực lượng tự vệ tuyên bố họ đã sẵn sàng ngừng bắn tạm thời để các lực lượng cứu hộ và y tế thu gom thi thể của các hành khách xấu số.

Chính phủ Ucraina cho biết họ đã sẵn sàng mở một “hành lang nhân đạo”. Các nhân viên tham gia cứu hộ cho biết các phần thi thể của các hành khách rơi trong vòng bán kính 15 km. Vùng không lưu của khu vực đã bị đóng cho tới khi có lệnh mới.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo phương Tây đã đề nghị mở một cuộc điều tra quốc tế để tìm ra nguyên nhân của vụ máy bay gặp nạn.

Ngay sau khi có thông tin về vụ máy bay MH17 rơi, có rất nhiều giả thuyết đưa ra về các kịch bản của thảm họa này. Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng, máy bay MH17 có thể đã bị bắn hạ chứ không phải tai nạn. Các quan chức Mỹ phát biểu trên tờ The New York Times rằng có thể máy bay đã bị tên lửa đất đối không bắn hạ dẫn theo nguồn tin của hãng Interfax. Có giả thuyết khác đưa ra rằng máy bay MH17 đã va chạm với một máy bay khác và bị rơi.

Trong khi đó, Chính phủ Ucraina và lực lượng tự vệ địa phương đã đổ lỗi cho nhau đã gây ra thảm họa trên.

Tổng thống Ucraine Petro Porochenko tuyên bố đây là một “hành động khủng bố” cho rằng không loại trừ việc máy bay đã bị bắn hạ, trong khi đó khẳng định rằng lực lượng vũ trang Ucraina không tham gia vào việc này. Quân đội Ucraina không dùng tên lửa đất đối không kể từ khi bắt đầu triển khai chiến dịch chống lực lượng tự vệ địa phương vì lực lượng này không có máy bay.

Cũng trong tối 17-7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định rằng Ucraina phải chịu trách nhiệm về thảm họa này vì thảm họa này đáng lẽ đã không xảy ra nếu hòa bình được thiết lập trên đất nước Ucraina, nếu các chiến dịch quân sự không diễn ra.

 
 
                                                                          Theo Báo ND
 
 

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục