Trụ sở Petrobras tại TP Ri-ô Ðê Gia-nê-rô, Bra-xin. Ảnh ROI-TƠ

Trụ sở Petrobras tại TP Ri-ô Ðê Gia-nê-rô, Bra-xin. Ảnh ROI-TƠ

Bra-xin vừa trải qua những tháng đầu năm không mấy suôn sẻ, khi liên tiếp đón nhận thông tin dự báo tăng trưởng kinh tế chững lại trong năm 2015. Tuy nhiên, giới lãnh đạo của nền kinh tế lớn thứ bảy thế giới khẳng định, một cuộc khủng hoảng, nếu xảy ra, cũng không đủ sức khiến quốc gia Nam Mỹ này "tê liệt".

 

Ðược đánh giá là một trong các nền kinh tế mới nổi đầy triển vọng của thế giới trong nhiều năm trở lại đây, Bra-xin đã đạt được những thành tích phát triển ấn tượng. Cách đây năm năm, nhờ các chính sách kinh tế tiến bộ, khuyến khích đầu tư nước ngoài, cải thiện đời sống nhân dân, nền kinh tế Bra-xin tăng trưởng nhanh gấp ba lần so nền kinh tế Mỹ, có thời điểm vượt quy mô kinh tế của Anh năm 2011. Hàng triệu người dân Bra-xin thoát cảnh nghèo khó, gia nhập tầng lớp trung lưu, bộ mặt kinh tế - xã hội của quốc gia Nam Mỹ thay đổi tích cực, đưa nước này trở thành một hình mẫu về thoát khủng hoảng kinh tế và xóa đói nghèo. Tuy nhiên, các biến động về chính trị, kinh tế toàn cầu kèm theo việc giá dầu thế giới lao dốc mạnh trong năm 2014 đã tạo ra không ít thách thức cho quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu dầu mỏ như Bra-xin. Theo số liệu của cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch, năm 2014, kinh tế Bra-xin chỉ tăng trưởng 0,1% trong bối cảnh lạm phát tăng cao, vượt mức trần 6,5% mà Chính phủ nước này đề ra. Mới đây, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng nền kinh tế của Bra-xin từ mức 0,3%, xuống âm 1%. Ngân hàng trung ương Bra-xin cũng thông báo, đà tăng trưởng của nước này sẽ giảm 0,58%, mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua.

Các số liệu được công bố bởi đã phần nào phản ánh thể trạng "ốm yếu" hiện tại của nền kinh tế lớn nhất Mỹ la-tinh. Giới phân tích đánh giá, hoạt động kinh tế tiếp tục yếu kém, tình trạng mất cân bằng kinh tế vĩ mô gia tăng, nguồn thu suy giảm và các khoản nợ chính phủ ngày một phình to đã tạo áp lực lớn về tài chính đối với Chính quyền Tổng thống Ð.Rút-xép. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thị trường hàng hóa thời gian gần đây khiến giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia Nam Mỹ, như dầu mỏ và đậu nành giảm, cộng với việc Chính phủ thi hành chính sách "thắt lưng, buộc bụng", cắt giảm ngân sách... cũng khiến nỗ lực vực dậy đà tăng trưởng kinh tế của Bra-xin thêm chật vật. Tình trạng tham nhũng hiện nay cũng là bài toán "đau đầu" cho giới lập pháp nước này, khi vụ bê bối tham nhũng gây rúng động chính trường của Tập đoàn dầu khí quốc gia Bra-xin (Petrobras) đang được mở rộng điều tra. Bị đưa ra ánh sáng từ tháng 3-2014, vụ tham nhũng khiến nhiều nhân vật cấp cao trong giới chính trị Bra-xin sa vào vòng lao lý, với các cáo buộc rửa tiền và nhận hối lộ. Kết quả là người dân bất bình, uy tín của chính phủ đương nhiệm bị ảnh hưởng.

Ðầu năm 2015, Chính quyền Tổng thống Ð.Rút-xép đã đẩy mạnh thắt chặt chi tiêu công, cắt giảm các khoản chi phí đi lại, mua sắm và dịch vụ, song không ảnh hưởng ngân sách trả lương, trợ cấp y tế và hưu trí. Tiếp đó, tháng 3 vừa qua, Tổng thống Rút-xép trình QH một gói giải pháp nhằm tăng cường chống tham nhũng và đẩy nhanh xét xử các vụ án liên quan. Bà Rút-xép khẳng định, sẽ không khoan nhượng những kẻ dính líu tham nhũng, đồng thời nhấn mạnh cần tiến hành thường xuyên cuộc chiến này tại các cơ quan công quyền. Tổng thống Bra-xin cũng cho biết sẽ cấm các doanh nghiệp tài trợ cho các đảng phái trong các chiến dịch bầu cử, đồng thời thành lập một ủy ban gồm các luật sư và thẩm phán để nhanh chóng tìm giải pháp đối phó nạn tham nhũng, tăng cường minh bạch trong các cơ quan chính phủ.

Các chuyên gia nhận định, dù con đường phía trước để vực dậy nền kinh tế đang chao đảo còn không ít gian nan, song Bra-xin có thể quay lại quỹ đạo tăng trưởng trong năm tới nếu tạo được sự tin tưởng của các nhà đầu tư. Ðiều này không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội cho Chính phủ và người dân đất nước của "vũ điệu Xam-ba" ứng phó linh hoạt hơn với các đợt sóng gió khó lường trong thời gian tới.

 

 

                                                                             Theo Báo ND

 

 

 

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục