Với sự tiếp tay của một số cán bộ, nhiều hộ dân khai khống số diện tích đất cần được hỗ trợ khiến số tiền chi trả lên tới hàng chục tỷ đồng, dẫn đến khiếu kiện kéo dài.

Dự án di dân tái định cư Thủy điện Sơn La tại tỉnh Sơn La được triển khai thực hiện từ năm 2003 đến 2015, chia làm 2 giai đoạn. Đến nay, sau 14 năm chuyển về các điểm tái định cư, các hộ dân đã cơ bản ổn định đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, những ngày vừa qua, cơ quan điều tra tỉnh Sơn La đã khởi tố, bắt tạm giam 17 cán bộ vì những dấu hiệu sai phạm trong quá trình thực hiện di dân làm xôn xao dư luận.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sơn La tổ chức họp báo thông tin vụ việc

Sau 3 ngày bắt giữ các đối tượng liên quan đến vụ án, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sơn La đã chủ động thông tin cho các cơ quan báo chí. Trong buổi thông tin đó, cơ quan điều tra đã nêu rõ 2 nhóm tội danh là tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, đồng thời công bố danh sách những người bị khởi tố bị can.

Qua việc chủ động thông tin cho báo chí, cho thấy, tỉnh Sơn La thể hiện quyết tâm trong xử lý hành vi phạm tội trong vụ án này. Ông Cà Văn Dọn - Phó Chủ tịch HĐND xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La nói: "Trước thông tin bắt giữ một số trường hợp liên quan đến công tác di dân thủy điện, người dân tin tưởng và mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục giải quyết đúng quy định của pháp luật; xử đúng tội, đúng luật để nhân dân tái định cư yên tâm".

Thực hiện tái định cư xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, tỉnh Sơn La thực hiện tái định cư chia làm 2 giai đoạn với những chính sách bồi thường, hỗ trợ khác nhau. Giai đoạn I là di chuyển các hộ dân để có mặt bằng xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, với dự án tái định cư mẫu tại xã Tân Lập, huyện Mộc Châu. Giai đoạn này bắt đầu từ năm 2003 và hoàn thành vào năm 2004. Giai đoạn này chỉ liên quan đến một số bản, với hơn 300 hộ dân thuộc địa bàn 2 xã Ít Ong và Tạ Bú, huyện Mường La.

Vùng ngập thủy điện Sơn La

Giai đoạn II được thực hiện từ năm 2004, khi dự án tái định cư mẫu tại xã Tân Lập, huyện Mộc Châu kết thúc và hoàn thành quyết toán vào năm 2016. Đây là giai đoạn di chuyển dân khỏi vùng ngập của lòng hồ tích nước Thủy điện Sơn La.

Tổng số hộ phải di dời đến các khu, điểm tái định cư của cả 2 giai đoạn là hơn 12.500 hộ dân và gần 16.000 hộ dân sở tại bị ảnh hưởng. Tổng giá trị quyết toán của toàn Dự án hơn 15.000 tỷ đồng, trong đó giá trị bồi thường, hỗ trợ tái định cư hơn 5.400 tỷ đồng, còn lại là đầu tư cho cơ sở hạ tầng các khu, điểm tái định cư như: Điện, nước sinh hoạt, trường học, đường giao thông...

Việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ dự án được thực hiện chặt chẽ, công khai, minh bạch theo một quy trình công khai nhiều bước. Mỗi hộ dân được phát 1 sổ tự theo dõi các khoản bồi thường hỗ trợ của gia đình mình để tiện cho công tác thanh tra, kiểm tra. Để quyết toán 2 giai đoạn này, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện 4 lần kiểm toán vào các năm: 2009, 2012, 2013, 2015.

Trong suốt quá trình hơn chục năm thực hiện dự án, để đảm bảo tính công bằng, ổn định tư tưởng người dân và đẩy nhanh tiến độ di dân theo kế hoạch của Nhà nước, UBND tỉnh Sơn La đã duy trì chỉ 1 khung giá đất nhằm đảm bảo tính công bằng giữa người chấp hành tốt việc di chuyển trước và người di chuyển sau. Việc này tuy giúp cho công tác đền bù, bồi thường, hỗ trợ thuận lợi, nhanh gọn nhưng lại gây cho người dân những thiệt thòi trong việc áp giá đền bù, hỗ trợ đối với diện tích đất sản xuất.

Vì hiểu những thiệt thòi của người dân trong vùng dự án di dân Sơn La đang phải gánh chịu, năm 2013 và 2014, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tỉnh Sơn La được hỗ trợ thêm (bù chênh lệch giá đất) cho hộ dân bị thu hồi đất sản xuất thực hiện dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La, với mức hỗ trợ bình quân là 48 triệu đồng/ha; tổng mức kinh phí hỗ trợ là 1.300 tỷ đồng, tại các văn bản số 883/TTg-KTN ngày 20.6.2013, số 1754/TTg-KTN ngày 15/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Khi tỉnh Sơn La thực hiện hỗ trợ bù chênh lệch giá đất cho các hộ dân xong, các hộ thuộc giai đoạn 1 kiến nghị là những người tiên phong trong việc di dời khỏi quê hương, lấy đất cho công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La nhưng khi di dời không được bồi thường hỗ trợ đất sản xuất mà mang tính hoán đổi: Những hộ dân này được Nhà nước đầu tư xây dựng nhà cửa kiên cố, vườn cây công nghiệp cùng cơ sở hạ tầng trước khi họ chuyển đến (Khu tái định cư Tân Lập, huyện Mộc Châu). So với người dân thuộc giai đoạn II, các hộ này bị thiệt thòi hơn 96 triệu đồng/ha đất sản xuất. Do đó, tỉnh Sơn La tiếp tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện hỗ trợ với số hộ dân Giai đoạn I số tiền 96 triệu đồng/ha đất sản xuất và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung.

UBND tỉnh Sơn La đã ban hành công văn số 617 ngày 18/3/2014 giao cho UBND huyện Mường La tổ chức đo đạc, lập bản đồ địa chính. Căn cứ vào kết quả đo đạc này, huyện Mường La thống kê diện tích đất của từng hộ và phân theo từng đối tượng (hộ tái định cư di chuyển đi xã Tân Lập (huyện Mộc Châu); hộ tái định cư tự nguyện; hộ sở tại), trong đó xác định rõ diện tích đất đã được bồi thường hỗ trợ và chưa được bồi thường hỗ trợ. Nhưng khi triển khai thực hiện hỗ trợ cho các hộ dân trong Giai đoạn I (2014-2015), phía UBND huyện Mường La (tỉnh Sơn La) chưa thực hiện đúng các quy định, hướng dẫn của tỉnh Sơn La và các ngành chức năng về việc đo đạc, kiểm đếm, vẽ bản đồ, công khai mức hỗ trợ... nên đã dẫn đến những sai phạm. Việc sai phạm chỉ xảy ra đối với phần giá trị bổ sung thêm chính sách cho các hộ dân thuộc giai đoạn I, tái định cư mẫu Tân Lập.

Bên cạnh đó, một số đối tượng dân cư nằm trong diện Giai đoạn I đã tranh thủ lợi dụng tình hình diện tích đất có thực đã ngập trong nước, không thể kiểm đếm chính xác để khai man, hưởng lợi. Điển hình trong vụ này là đối tượng Đèo Văn Ban, diện tích đã khai để hưởng đền bù của gia đình ông Ban năm 2005 là 4,5ha và đã nhận đủ chế độ từ năm 2005. Nhưng đến 2013-2014, ông Ban với sự tiếp tay của một số cán bộ đã kê khống diện tích của gia đình mình lên tới 17 ha.

Đồng thời, theo cách làm của ông Ban, nhiều hộ dân khác trong địa bàn cũng kê khai và đòi hỏi số diện tích đất sản xuất cần được hỗ trợ tăng rất cao, dẫn tới con số cần chi trả (theo Quyết định 883 của Thủ tướng Chính phủ) tăng vọt lên hàng chục tỷ đồng và dẫn đến những khiếu kiện kéo dài, vượt cấp và đông người diễn ra trong những năm qua. Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến 17 cán bộ của tỉnh Sơn La đã bị khởi tố và bắt giam.

Liên quan đến những sai phạm trong đền bù đất đai ở khu vực Nhà máy thủy điện Sơn La, bà con Mường La, Sơn La rất đồng tình trước sự vào cuộc kiên quyết của tỉnh Sơn La. Anh Quàng Văn Inh, Trưởng bản Pú Nhuổng, xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La bày tỏ: "Bà con tái định cư mong Đảng, Nhà nước xử lý các đối tượng tham ô tham nhũng đúng người đúng tội".

Trên các điểm, các bản tái định cư thủy điện Sơn La, bà con nhân dân vẫn một lòng tin vào chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, đoàn kết xây dựng quê hương mới. Bà con hiểu rằng, những sai phạm của 17 cán bộ vừa bị khởi tố chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh” và sẽ được xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật./.  

                               TheoVOV

Các tin khác


Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục