Hiện ở Đắk Lắk có hàng chục nhóm tín dụng đen chuyên cho người nghèo vay với lãi suất cắt cổ, rồi sau đó tìm cách cưỡng đoạt tài sản. Công an tỉnh này vừa khởi tố một vụ án do Bùi Văn Thịnh cầm đầu.

Trao đổi với phóng viên sáng 17-10, đại tá Nguyễn Văn Bôn, trưởng Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết đơn vị vừa khởi tố vụ án, khởi tố 4 bị can gồm: Bùi Văn Thịnh (26 tuổi, cầm đầu), Hoàng Văn Cương (27 tuổi), Lê Trung Hiếu (30 tuổi) và Vũ Văn Mạnh (26 tuổi), tất cả đều đăng ký hộ khẩu tại TP Hải Phòng vào Đắk Lắk tạm trú làm nghề "cho vay nặng lãi".

Theo đó, cách đây mấy tháng, qua tờ rơi quảng cáo "cho vay không cần thế chấp", ông Y Brung -một người dân - đã tìm đến nhóm của Thịnh để vay tiền. Sau khi vào tận nhà để "định giá tài sản", đàn em của Thịnh viết giấy cho vay số tiền 100 triệu đồng và giải ngân ngay tại nhà ông Y Brung.

Sau khi đưa tiền, Thịnh thu lại của ông Y Brung số tiền 20 triệu đồng cho 20 ngày lãi đầu. Trong 50 ngày tiếp theo, ông Y Brung vẫn phải tiếp tục trả cả gốc lẫn lãi cho số tiền 100 triệu đồng. Khi ông mất khả năng trả nợ, nhóm của Thịnh vào cưỡng đoạt tài sản và bị cơ quan công an bắt quả tang để xử lý ngày 1-10.

Hộ ông Y Brung chỉ là 1 trong 260 hộ dân đã "sập bẫy", vay tiền nhóm của Thịnh với lãi suất cắt cổ. Bà H’Riăng Niê (trú xã Ea Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) cũng nghe quảng cáo cho vay không thế chấp nên đã vay của Thịnh 30 triệu đồng.

Theo đó bà H'Riăng sẽ trả góp cả gốc lẫn lãi trong 50 ngày, với mức 750.000 đồng/ngày. "Mình lượm được tờ rơi cho vay ngoài đường nên điện thoại cho người ta. Nó cho vay 30 triệu thì nó rút trước 3 triệu nói đóng lãi nhưng các ngày tiếp theo vẫn thu lãi nữa. Ngày nào mà không có tiền trả là tụi nó dọa đánh đập, siết đồ", bà H’Riăng Niê kể lại.

"Điều tra ban đầu cho thấy nhóm Thịnh đã cho 260 hộ dân vay 269 bộ hồ sơ, với số tiền cho vay lên đến 2,6 tỉ đồng. Mức lãi suất mà nhóm này cho người dân vay lên đến 30%/tháng, tương đương 360%/năm nên nhiều người sau khi vay tiền đã không có khả năng trả lãi."

     (Đại tá Nguyễn Văn Bôn, trưởng Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk)

Theo đại tá Bôn, các nhóm tín dụng đen khi cho vay rất dễ nhưng đặt mức lãi suất rất cao để người dân mất khả năng thanh toán. Sau đó mới tổ chức xiết nợ, cưỡng đoạt tài sản của các nạn nhân. "Trong đó, có những người khi vay từ 50 triệu đồng trở lên còn buộc phải cầm lại giấy tờ nhà, giấy tờ đất", đại tá Bôn thông tin.

 

Những người dân đã vay nợ lãi cao của nhóm Thịnh kể lại sự việc - Ảnh: TR.TÂN

Đại tá Bôn cũng nêu lên một lo lắng, sau địa bàn Buôn Ma Thuột, thời gian vừa qua các nhóm "tín dụng đen" đã tràn về các vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số để "gài bẫy cho vay". "Những người dân vùng sâu rất khó khăn, tài sản thế chấp không có, trong khi thủ tục cho vay rất đơn giản nên dễ mắc bẫy", đại tá Bôn giải thích.

Việc "vay mượn" giữa các bên đều là tự nguyện và thường các đối tượng không ghi mức lãi suất vào hợp đồng vay nên rất khó chứng minh việc "lãi suất các nhóm cho vay cao hơn mức lãi suất quy định 5% và có thu lợi bất chính trên 30 triệu đồng" để xử lý hình sự, đại tá Bôn nói.

Ngoài ra, có nhiều cách hiểu trong việc xử lý hình sự loại tội phạm này. Ví dụ, nên tính số lãi mà các nhóm này thực thu trừ đi số lãi quy định hay tính toàn bộ số lãi chúng đưa ra để tính nguồn tiền "thu lợi bất chính"?. Đến nay công an tỉnh đang chờ ý kiến của liên ngành để thống nhất cách xử lý đảm bảo chính xác, chặt chẽ…

"Không chỉ vậy, đây là loại tội phạm được xem là ít nguy hiểm nên mức hình phạt rất nhẹ (cao nhất là 3 năm tù) nên khó răn đe đối với các đối tượng hình sự, nghiện ngập", đại tá Bôn nói thêm.

Để ngăn ngừa loại tội phạm này, ông Bôn cho biết đầu tháng 10-2018, Công an tỉnh đã ban hành kế hoạch đấu tranh trên toàn tỉnh đối với các băng nhóm cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản. Ngoài ra, công an tỉnh cũng yêu cầu công an các địa phương tham mưu cho cấp ủy có biện pháp tuyên truyền người dân hiểu rõ bản chất "tín dụng đen" để cảnh giác ….

Hàng chục nhóm tín dụng đen đang hoạt động

Theo đại tá Bôn, qua nắm tình hình có khoảng 10 nhóm cho vay như vậy được Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp giấy phép kinh doanh. Ngoài ra còn có khoảng 20 nhóm cho vay không có giấy phép vẫn hoạt động như nhóm của Thịnh cầm đầu. Đây là lần đầu tiên Công an tỉnh bắt một vụ cho vay nặng lãi dẫn tới cưỡng đoạt tài sản...

Liên quan đến vấn nạn "tín dụng đen", mới đây, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk cũng có văn bản yêu cầu cơ quan chức năng, báo chí nâng cao tuyên truyền để người dân hiểu, đề phòng với loại tội phạm này...

 

           TheoTuoitre

Các tin khác


Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục