Theo Tổng cục Hải quan, dịch COVID-19 bùng phát khiến hoạt động buôn lậu mặt hàng thuốc điều trị, vật tư thiết bị y tế phòng, chống dịch ngày càng phức tạp, đặc biệt là qua đường hàng không bằng loại hình chuyển phát nhanh, bưu chính quốc tế.


Lợi dụng tình hình dịch bệnh căng thẳng, nhiều đối tượng đã nhập lậu thuốc phòng, chữa trị COVID-19.

Đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho biết: Qua các vụ việc đã phát hiện, bắt giữ thời gian qua có thể thấy thủ đoạn của các đối tượng tuy không mới nhưng tiềm ẩn phức tạp với nhiều phương thức ngày càng tinh vi hơn. Thủ đoạn của các đối tượng là chia lẻ hàng hóa thành các kiện nhỏ, nhập khẩu theo loại hình quà tặng, quà biếu qua đường bưu chính quốc tế, chuyển phát nhanh cố ý khai báo sai tên hàng hóa để nhập lậu… gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc phát hiện, bắt giữ.

Một số vụ việc điển hình trong thời gian qua như:Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Cam Ranh - Cục Hải quan Khánh Hòa đã phát hiện haiđối tượng vận chuyển trái phép thuốc tân dược từ Nga về Việt Nam là thuốc điều trị COVID-19 và thuốc ngừa COVID-19. Tang vật bị tịch thu gồm 14.650 viên thuốc dạng vỉ bằng tiếng Nga (dịch là Arbidol; Areplivir);Cục Điều tra chống buôn lậuđã phối hợp với Cục Hải quan Hà Nội phát hiện, khám xét một lô hàng test COVID-19 có dấu hiệu nhập lậutừ Hàn Quốcvới hơn 85.000 test nhanh COVID-19, trị giá ước tính trên 8 tỷ đồng. Hay tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma - Cục Hải quan Lạng Sơn tuần tra, kiểm soát, phát hiện gần mốc biên giới có một lô hàng vô chủ, qua kiểm tra, hàng hóa gồm: 1.600 bộ kit test nhanh COVID-19 xuất xứ Trung Quốc.

Trước đó, nhiều vụ việc với thủ đoạn tương tự cũng đã bị xử lý. Ví dụ lực lượng chức năng phát hiện 4 lô hàng vi phạm (nhập khẩu từ Nga) trong đó có 180 bộ kit test nhanh COVID-19 và 330 hộp thuốc Arbidol - mặt hàng được quảng cáo trên thị trường dùng trong điều trị COVID-19 trà trộn với nhiều mặt hàng khác như: Rượu mạnh, thuốc lá điện tử, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm; vụ 23 kiện hàng từ Ấn Độ về Việt Nam qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sau đó chuyển tiếp ra sân bay quốc tế Nội Bài trên một chuyến bay nội địa phát hiện hơn 77.000 viên thuốc được dùng trong điều trị COVID-19 và điều trị ung thư do Ấn Độ sản xuất.

Theo quy định, test COVID-19 là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện, phải có giấy phép của Bộ Y tế. Tuy nhiên, các đối tượng chỉ khai báo hàng hóa chung chung, khai báo sai tên hàng hóa để nhập lậu.

Qua kiểm tra của cơ quan chức năng đã phát hiện lô hàng tân dược nhập khẩu qua đường bưu chính từ Ấn Độ về Việt Nam, trên một số loại thuốc điều trị COVID-19 đều có dòng chữ "For India Only” (sản phẩm chỉ dành cho thị trường Ấn Độ). Để che mắt lực lượng chức năng khi xuất khẩu các loại thuốc điều trị này ra khỏi Ấn Độ, các đối tượng đã đóng gói lồng vào trong vỏ của hộp thuốc điều trị bệnh gan… hoặc đăng ký thành lập mới doanh nghiệp để nhập lậu tân dược.

"Qua các vụ việc đã phát hiện, bắt giữ vừa qua có thể thấy thủ đoạn của các đối tượng tuy không mới nhưng tiềm ẩn phức tạp với nhiều phương thức ngày càng tinh vigây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng",Phó Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc Bùi Trọng Thanh cho biết.Trước tình hình này, các đơn vị đã tập trung rà soát, kiểm tra các công ty có hoạt động nhập khẩu và sản xuất chất thử, hóa chất dùng trong sản xuất mặt hàng bộ kit xét nghiệm nhanh COVID-19.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xử phạt 7 triệu đồng thanh niên lạng lách, đánh võng nguy hiểm trước đầu xe ô tô 

Công an huyện Cao Phong cho biết, đơn vị vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày đối với Đinh Văn T (SN 1991), trú tại xóm Trang Trong, xã Hợp Phong (Cao Phong) về hành vi điều khiển xe mô tô "Lạng lách, đánh võng trong đô thị”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục