(HBĐT) - Thời gian gần đây, một số người dùng mạng xã hội (MXH) trên địa bàn tỉnh lan truyền những cảnh báo có nội dung "Rất khẩn cấp”: Mọi người đã nhận được cuộc gọi từ số điện thoại +3756…281; +3712…3091; +3717…5072; +5632…3736; +3705…9259; +2559…0406 hoặc bất kỳ số nào bắt đầu từ các đầu số nước ngoài như: +375 (Belarus); +371 (Lativa), +381 (Serbia), +563 (Valparaiso), +370 (Vilnius), +255 (Tanzania), +966 Kyzgyrstan đừng trả lời hoặc gọi lại. Ngoài ra, đừng nhấn #90 hoặc #09 trên điện thoại di động của bạn.



Người dân xã Tân Vinh (Lương Sơn) trao đổi kinh nghiệm để phòng chống, loại trừ thông tin sai sự thật, cảnh báo tội phạm lừa đảo trên không gian mạng. 


Đó là một thủ thuật mới được sử dụng để truy cập thẻ SIM của bạn, thực hiện cuộc gọi với chi phí của bạn và coi bạn là tội phạm. Những kẻ này chỉ đổ chuông 1 lần rồi cúp máy. Nếu bạn gọi lại, họ có thẻ sao chép danh sách liên hệ của bạn trong 3 giây và nếu có thông tin ngân hàng hoặc thẻ tín dụng trên điện thoại thì cũng bị sao chép...

Thông tin sai sự thật, cảnh báo tội phạm lừa đảo

Trao đổi xung quanh vấn đề này, đại diện VNPT Hòa Bình cho biết, thực chất đây là thông tin sai sự thật đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra cảnh báo. Theo thông báo của Bộ Thông tin và Truyền thông thì tại Việt Nam, không có bất kỳ dịch vụ điện thoại nào mà người nghe phải trả tiền (bao gồm cả cuộc gọi từ quốc tế về Việt Nam). Ngoài ra, việc gọi lại hoặc thao tác bấm #90 hoặc #09 trên điện thoại di động được cho là sẽ bị sao chép thông tin liên lạc, ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc chiếm đoạt tiền trong tài khoản điện thoại của người dùng là không có cơ sở. Thực tế là không thể xâm nhập được SIM điện thoại của người dùng dù có thực hiện thao tác như vậy.

Còn đối với những cuộc gọi từ số điện thoại quốc tế về cho người dùng tại Việt Nam thường rơi vào 1 trong 2 tình huống là nháy máy nhằm lôi kéo người dùng gọi lại để phát sinh cước viễn thông ngoài ý muốn. Theo đó, cước gọi đến số điện thoại vệ tinh trung bình 99.000 đồng/phút, cao nhất có thể đến 150.000 đồng/phút và bị tính cước ngay khi đổ chuông. Trường hợp thứ hai là lừa đảo theo một số kịch bản như đối tượng gọi điện thoại cho nạn nhân tự xưng là nhân viên các cơ quan chức năng như hải quan, bưu điện, nhân viên chuyển phát thông báo có gói quà từ nước ngoài gửi về cần thanh toán các khoản thuế, phí, hoặc cảnh sát thông báo lỗi vi phạm giao thông, liên quan đến các vụ án đang điều tra... để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.  

Người dân cần cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo trên internet

Xung quanh vấn đề này, Thượng tá Nguyễn Cao Cường, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh khuyến cáo: Người dân khi tham gia MXH, tham gia trên không gian mạng nên tỉnh táo và không tiếp tay lan truyền tin đồn nhảm gây hoang mang cho những người khác. Với cảnh báo lừa đảo, thông tin không rõ ràng được chia sẻ trên diễn đàn, MXH, người dùng có thể phản ánh với bộ phận chăm sóc khách hàng của các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông. Sau khi xác nhận, các nhà mạng sẽ có cảnh báo đến những người sử dụng khác thay vì tự lan truyền thông tin, gây hoang mang cho cả cộng đồng.

Bên cạnh đó, trước thực trạng tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang có những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, các cơ quan chức năng, công an các địa phương trong toàn tỉnh đã đưa ra nhiều khuyến cáo, lưu ý với người dân. Trong đó, khuyến cáo người dân nên cẩn trọng hơn khi nhận cuộc gọi từ các đầu số quốc tế. Đối với cuộc gọi nháy máy từ số quốc tế, người sử dụng dịch vụ viễn thông không nên gọi lại nếu đó không phải là số điện thoại của người thân ở nước ngoài. Cảnh giác ở mức tối đa đối với cuộc gọi đến từ số điện thoại lạ. Ngoài ra, không nên vội vàng nghe điện thoại từ người lạ; với những thông tin nghe mập mờ, không chính xác cần bình tĩnh xác minh, tránh bị lợi dụng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đối với cuộc gọi giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát, nhân viên ngân hàng hoặc thông báo có quà từ bưu điện, dịch vụ chuyển phát... người dùng tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào, tuân thủ nguyên tắc, nêu cao tinh thần "3 không” trong phòng, chống tội phạm, đó là: không chuyển tiền cho bất kỳ ai thông qua điện thoại, internet mà chưa biết rõ về họ; không cung cấp mã OTP, tài khoản E-Banking cho bất kỳ ai, không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa rõ nhân thân và lai lịch; không nhận tiền chuyển khoản ngân hàng hoặc nhận tiền chuyển khoản của các ngân hàng từ người không quen biết. Hãy nhớ cơ quan Nhà nước không làm việc qua điện thoại, nếu có liên quan sẽ mời đến trụ sở; hãy cảnh giác với cách kiếm tiền dễ dàng, nhanh chóng qua không gian mạng; hãy trình báo với cơ quan công an nơi gần nhất khi nghi ngờ có dấu hiệu tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.


 Mạnh Hùng


Các tin khác


Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục