Hầm đường bộ Kim Liên đã giúp giảm tải lưu lượng phương tiện giao thông qua nút Đại Cồ Việt - Giải Phóng - Lê Duẩn.

Hầm đường bộ Kim Liên đã giúp giảm tải lưu lượng phương tiện giao thông qua nút Đại Cồ Việt - Giải Phóng - Lê Duẩn.

Năm 2009, ngành Giao thông vận tải Thủ đô đã có một cuộc “đại cách mạng” trên đường phố. Đó là việc đồng loạt "nắn" lại các điểm nút giao thông, "cưỡng chế" người dân tuân thủ luồng tuyến. Đây có phải là giải pháp tối ưu trong lúc hạ tầng cho giao thông của thành phố chưa đi cùng với sự phát triển của các phương tiện giao thông?

 

Người dân đã tự giác

Trước khi Sở GTVT Hà Nội có cuộc cải tổ lớn về tổ chức giao thông, một số tổ chức nước ngoài, trong đó có JICA Nhật Bản từng giúp thí điểm phân luồng tại tuyến phố Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân để có những đánh giá đúng đắn về trật tự giao thông ở Thủ đô.

Cũng tại thời điểm cuối tháng 5/2009, một số hạng mục lớn về hạ tầng giao thông đang trong giai đoạn thi công như hầm đường bộ Kim Liên, đường vành đai III, cầu vượt Thanh Trì... thì Sở GTVT quyết định thực hiện việc tổ chức lại giao thông ở đồng loạt 40 tuyến phố.

Bỗng dưng ngăn đường, ép rẽ, tung quân ồ ạt điều khiển giao thông khiến người dân Thủ đô ngỡ ngàng và lúng túng. Không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận sự thay đổi nếp đi lại của mình, thế là phản ứng. Điển hình phải kể đến sự bất tuân của một số người tham gia giao thông nút Trần Khát Chân - Phố Huế - Bạch Mai. Họ đã cho xe trèo qua dải phân cách để sang đường, thay vì phải đi một đoạn mới rẽ theo bảng chỉ dẫn.

Việc này không chỉ xảy ra trong dăm ba ngày khiến những người chủ trì cuộc "cải tổ" phải đến đây theo dõi để tìm ra nguyên nhân. Và rồi, một quyết định được thống nhất, cứ tiếp tục thay đổi. Để mọi người tham gia tuân thủ cách thay đổi này, buộc phải dàn quân để hướng dẫn, và... xử phạt. Hôm nay, khi đi qua đây, chúng tôi ít khi thấy bóng dáng CSGT, TTGT nhưng người dân vẫn đi đúng luồng, tuyến.

Là người thường xuyên đi trên trục đường Nguyễn Trãi - Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng, tôi phải thừa nhận việc phân luồng này rất hiệu quả. Bằng chứng là tình trạng ùn tắc tại các nút như Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến; Tây Sơn - Hồ Đắc Di và đặc biệt là điểm Nguyễn Lương Bằng - Đàn Xã Tắc - Khâm Thiên - Ô Chợ Dừa... hầu như không còn ùn tắc kéo dài.

Ban đầu, việc bị "cưỡng chế" người tham gia giao thông phải rẽ phải xuống Đàn Xã Tắc rồi mới quay đầu đi về ngã tư Khâm Thiên - Ô Chợ Dừa đã gây bối rối và... bực mình cho tôi. Thế nhưng khi đã quen, tôi nhận thấy cách làm này giúp tách dòng, kéo giãn các dòng phương tiện cùng lúc kéo về ngã tư Khâm Thiên - Ô Chợ Dừa...

Cần nghiên cứu để tiếp tục cải tiến

Nếu như việc tổ chức lại giao thông giúp Hà Nội hoàn toàn thoát khỏi vấn nạn ùn tắc giao thông thì chẳng còn gì phải bàn. Trong quá trình vận hành theo cách làm mới, đã và đang phát sinh một số bất cập. Đó là tình trạng lộn xộn diễn ra tại các nút quay đầu khi mật độ phương tiện lớn. Do không có đèn tín hiệu, nên nhiều người điều khiển phương tiện được... tự do.

Việc tổ chức lại giao thông đã làm cho nút giao thông Khâm Thiên - Ô Chợ Dừa thông thoáng.

Tâm lý muốn vượt lên trước, muốn sang đường nhanh lại đang chiếm đa số trong người tham gia giao thông nên dẫn đến tình trạng, mạnh ai nấy... quay. Việc yêu cầu tính tự giác cao tại các điểm quay đầu này đã không phát huy được tác dụng khi văn hóa giao thông mới chỉ đang được chúng ta xây dựng.

Một đối tượng bị thiệt thòi khá lớn trong việc điều chỉnh này chính là người đi bộ mặc dù phần đường dành cho họ vẫn còn nguyên tác dụng và đèn hiệu bật sáng theo nhịp nhắc nhở "dành đường cho người đi bộ" nhưng các dòng phương tiện vẫn vượt lên.

Ngoài ra, còn một khiếm khuyết mang tính chất tổng quan dễ nhìn thấy là việc thay đổi này chỉ có thể giải quyết nạn ùn, tắc trong những thời điểm không có biến động lớn về mật độ phương tiện.

Khi mật độ phương tiện giao thông tăng đột biến như khai giảng, thi đại học, dịp lễ, Tết... thì cách làm này lại khiến cho việc ùn, tắc càng phức tạp. Liệu tình trạng này có được lường trước?

Ông Sỹ thừa nhận, hạn chế này đã được lường trước. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, đây là giải pháp tình thế được coi là hữu hiệu nhất. Ông Sỹ đưa ra con số, mỗi năm đăng ký mới trên 24.000 phương tiện, trong đó hạ tầng giao thông lại không được cải thiện là mấy.

Bên cạnh đó, việc không thống nhất giữa quy hoạch đô thị và giao thông cũng là nguyên nhân khiến mật độ phương tiện đổ vào nội đô tăng. "Lẽ ra trung tâm thương mại, khu dân cư, trường học, bệnh viện phải tản ra các vùng phụ cận, đằng này lại đang có xu hướng tập trung ở các tuyến phố lớn trong nội thành", ông Sỹ nhận xét.

Chúng tôi đồng ý với ý kiến cho rằng, việc tổ chức lại giao thông hiện nay chỉ mang tính chất tình thế và đã phần nào mang lại hiệu quả.

Nhưng, còn một câu hỏi khác mà mọi người dân Thủ đô quan tâm là, đến bao giờ, Hà Nội mới không phải "ăn đong" trong việc đảm bảo giao thông đô thị? Tết Nguyên đán đang cận kề, các đơn vị được giao nhiệm vụ đảm bảo trật tự giao thông sẽ làm gì để góp phần có một cái Tết giao thông thông suốt? Trong số báo tới, chúng tôi sẽ có bài viết về vấn đề này.

                                                                          Theo Báo CAND

Các tin khác


Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xử phạt 7 triệu đồng thanh niên lạng lách, đánh võng nguy hiểm trước đầu xe ô tô 

Công an huyện Cao Phong cho biết, đơn vị vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày đối với Đinh Văn T (SN 1991), trú tại xóm Trang Trong, xã Hợp Phong (Cao Phong) về hành vi điều khiển xe mô tô "Lạng lách, đánh võng trong đô thị”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục