13 đến 19.2 (30 đến mùng 6 Tết Canh Dần), cả nước xảy ra hơn 400 tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ, làm chết gần 300 người, bị thương hơn 400 người, thống kê ban đầu của Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ, đường sắt (Bộ Công an).

 

So với Tết Kỷ Sửu, tăng gần 100 vụ TNGT đường bộ. TNGT đường sắt xảy ra sáu vụ, làm chết năm người, bị thương một người; tăng một vụ, hai người chết và năm người bị thương. Đáng chú ý, đã xảy ra ba vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng tại Quảng Ngãi, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, làm chết tám người, bị thương sáu người. Trong các ca TNGT, thì số ca TNGT không đội mũ bảo hiểm chỉ tính trong 3 ngày Tết (từ ngày 30 đến mùng 2 Tết) là 650 ca, tăng 19,5% so với năm Kỷ Sửu (650.544).

Đáng chú ý, số vụ TNGT có nguyên nhân gắn liền với bia, rượu vẫn xảy ra nhiều, thể hiện ý thức kém trong việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của người tham gia giao thông. Mặc dù, vấn đề này đã từng được cảnh báo trong nhiều năm qua. Điều này đã kéo theo nhiều hệ lụy xã hội đau buồn. Không ít gia đình đón xuân mới trong không khí ảm đạm vì phải chăm sóc người thân trong bệnh viện.

Tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, lượng ô tô cá nhân tăng cao hơn so với ngày thường, ùn tắc giao thông cục bộ, phạm vi nhỏ có xảy ra nhưng không kéo dài, không xảy ra đua xe trái phép và chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên, TNGT vẫn gia tăng, tình trạng đi xe máy, mô tô chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm phổ biến xảy ra nhưng chưa được kiểm tra và xử lý triệt để, kịp thời. Lực lượng CSGT vẫn làm chủ, kiểim soát được tình hình trên các tuyến giao thông và địa bàn trọng điểm.

Tại Thủ đô Hà Nội, trong tuần lễ nghỉ Tết Canh Dần đã xảy ra gần 20 vụ TNGT, so với cùng kỳ năm ngoái (Tết Kỷ Sửu) giảm cả về số vụ tai nạn, người chết, cũng như người bị thương.

Đáng chú ý, là một số vụ gây tai nạn rồi bỏ trốn như vụ TNGT nghiêm trọng xảy trên đường Pháp Vân – Cầu Giẽ làm chết một người vào rạng sáng mồng 1 Tết tại km 209 – 200 quốc lộ 1B (hướng Pháp Vân đi Hà Nam) giữa xe mô tô BKS 29V7 – 9696 với một xe ô tô chưa rõ BKS. Sau khi gây tai nạn, người lái xe ô tô đã bỏ chạy khỏi hiện trường bỏ mặc người điều khiển mô tô bị chết tại chỗ. Theo các bác sỹ trực tại Phòng Khám cấp cứu - Bệnh viện Việt - Đức, số lượng các ca cấp cứu vì TNGT cũng như tai nạn khác do sinh hoạt vẫn khá đông. Trong 5 ngày Tết Nguyên đán từ 29 tháng Chạp đến mùng 3 Tết (12.2 đến 16.2), đã có tới 455 ca TNGT và 131 ca tai nạn sinh hoạt được đưa đến để cấp cứu tại Bệnh viện này. Trong số này có không ít ca đã bị tử vong do đa chấn thương nặng.

Tại TP. Hồ Chí Minh, số ca tai nạn giao thông nhập viện trong 3 ngày Tết (từ 12.2.2010 – 14.2.2010) là 925 ca, giảm 30 % so với năm 2009; các trường hợp tai nạn sinh hoạt là 654 trường hợp cũng giảm 10 % so với năm 2009. Tuy nhiên, số ca chấn thương sọ não và tử vong do tai nạn giao thông tăng gấp đôi so với năm ngoái ( có 2 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông tại Bệnh viện Nhân dân 115 và 4 trường hợp chấn thương sọ não).

Tại Thừa Thiên - Huế, TNGT tăng đột biến, trong các ngày từ 13 đến 16.2 (tức 30 đến mồng 3 Tết) đã có 10 người chết vì TNGT. Địa bàn xảy ra nhiều nhất là huyện Phú Lộc với 4 người chết. Nguyên nhân chủ yếu yếu do uống bia rượu nhiều, phóng nhanh, vượt ẩu, không làm chủ tốc độ và thiếu quan sát, dù lực lượng công an đã huy động thêm lực lượng công an các xã, phường tăng cường kiểm tra, kiểm soát.

Chỉ trong 1 tuần trước và trong tết Canh Dần, từ 28 tháng chạp đến mùng 5 Tết (tức ngày 11.2 đến 18.2), bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện Hợp Lực của tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận và điều trị gần 400 bệnh nhân bị TNGT, tăng đột biến so với các ngày trước đó.

                                                                         Theo Báo Laodong

Các tin khác


Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục