Các vụ làm giả thẻ ATM, lừa đảo trên mạng internet chủ yếu là đối tượng trẻ tuổi.

Các vụ làm giả thẻ ATM, lừa đảo trên mạng internet chủ yếu là đối tượng trẻ tuổi.

Bây giờ, trang blog cá nhân phát triển phổ biến với sự cung cấp dịch vụ đa năng như 360plus, facebook… Dạng nhật ký điện tử này trở thành ngôi nhà ảo thân thiết đến độ nhiều bạn trẻ nghiền ngẫm cả ngày. Nó lộ rõ mảng "lái nghịch", không chỉ là những tự sự cá nhân thuần tuý mà đã dung nạp đủ những thứ chuyện, hình ảnh, video mọi góc cạnh.

Thủ phạm giấu mặt giờ không còn ai xa lạ, có khi ngay chính bạn bè của mình, từ những camera tiện dụng trong máy điện thoại, sự ghi nạp hình ảnh tưởng vô hại, phút chốc đã có mặt cảnh tế nhị trên mạng cá nhân và lan truyền nhanh như chớp. Cũng có những blog ẩn danh, sáng lập dưới dạng một nhóm blogger, che giấu tung tích, nội dung và hình ảnh chuyên sưu tập, bình luận dưới các dạng: đồi trụy, xuyên tạc những vấn đề chính trị, ngoại giao…

Ngân hàng cũng đau đầu

Dạng tội phạm công nghệ cao xâm phạm an ninh tài chính, ngân hàng gây hậu quả trực tiếp về vật chất và uy tín (niềm tin của khách hàng đối với sự bảo an ngân hàng). Nổi lên tình trạng vi phạm quy định về bảo mật, quy trình thanh toán, chuyển tiền của nhân viên thanh toán trong các ngân hàng thương mại để ăn cắp mật khẩu, đột nhập trái phép vào cơ sở dữ liệu ngân hàng, chuyển các khoản nợ mất cân đối sang tài khoản khác hoặc tạo lệnh chuyển tiền điện tử khống trong hệ thống thanh toán trực tuyến sang tài khoản ảo để chiếm đoạt (như vụ bị đánh cắp 650 triệu đồng của một chi nhánh ngân hàng).

Trong giao dịch điện tử, những vi phạm cũng ngày càng nghiêm trọng. Có thể thấy điển hình như hành vi đột nhập trái phép vào cơ sở dữ liệu các lĩnh vực kinh tế như viễn thông, ngân hàng, tín dụng để lấy cắp thông tin, chiếm đoạt tên miền. Đối tượng sử dụng thẻ tín dụng giả để mua bán, thanh toán hàng qua mạng, điều này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà lớn hơn, đó là uy tín (như vụ xâm hại trang web của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM)…

Trong lĩnh vực này, có những vụ còn để lại bài học lâu dài như vụ thanh toán bằng "thẻ màu" giả, một đơn vị chấp nhận thẻ đã trực tiếp thực hiện 118 giao dịch với thẻ mastercard, sử dụng 43 hộ chiếu giả với tổng số tiền đã được chấp nhận thanh toán lên tới trên 486 nghìn USD. Trong vụ này, các điều tra viên gặp rất nhiều khó khăn khi truy xét bởi các đối tượng đều ẩn danh. Chúng lại cư trú dưới dạng thuê nhà không đăng ký tạm trú, sử dụng hộ chiếu giả, hộ chiếu của người khác, thường xuyên di chuyển địa điểm và dùng điện thoại công cộng để liên lạc…


Mạng internet đang trở thành phương tiện lừa đảo, trộm cắp hữu hiệu của một số đối tượng.

Và kiểu đánh bạc mới

Vụ Golden Rock cũng điển hình cho loại hành vi phạm tội này. Trưởng Văn phòng đại diện của Công ty Golden Rock tại TP HCM là Stanley Elliot và Giám đốc tài chính Patrick Chang lừa đảo số tiền lên tới 10 triệu USD. Thủ đoạn của chúng là cho mỗi khách hàng tham gia mua bán trên sàn kiểu lời ăn lỗ chịu, đóng số tiền ít nhất 5.000 USD. Khách ký hợp đồng đầu tư với một công ty mẹ ở nước ngoài, được cấp một giấy chứng nhận là đã đóng tiền tham gia và trở thành thành viên chơi, lợi nhuận có hay không ở may rủi. Thực chất đây là kiểu đánh bạc trên mạng. Theo CQĐT, đây thực chất là hành vi lừa đảo bằng thủ đoạn huy động vốn dưới hình thức mua bán ngoại tệ.

Không chỉ lừa đảo kiểu đánh bạc, một số đối tượng còn tìm cách đột nhập email sau khi tìm được dấu vết, địa chỉ (vụ Vũ Ngọc Hà truy cập vào một số trang mua bán trực tuyến để lấy danh sách các hộp thư đến của khách hàng, sau đó cài virus vào email của họ. Khi khách hàng mở email, virus tự truy cập tài khoản cá nhân và tự động chuyển lại thông tin tài khoản, mã truy cập về hộp thư của Hà). Dạng vi phạm bằng thủ đoạn ăn cắp tiền từ thẻ tín dụng qua máy ATM cũng đã được nhắc đến lâu nay. Hiện, tình trạng các hacker lừa đảo bằng cách đột nhập, ăn cắp thông tin thẻ tín dụng, mật khẩu để rút tiền của chủ thẻ, mua bán thông tin thẻ tín dụng, sử dụng thông tin thẻ để mua hàng qua mạng, thẻ giả thanh toán tiền… đã trở nên phổ biến.

Ngoài ra, tội phạm mạng còn có thể nhận diện dưới dạng mua bán dâm trên mạng. Không thuần tuý với cách thuê bao di động, các đường dây bán dâm trên mạng có sự tham gia của một số người nổi tiếng, được quảng cáo một cách gợi dục bằng hình ảnh nóng bỏng và ra các mức giá kèm theo. Kiểu môi giới mại dâm này còn thực hiện theo tuor, tức khách có nhu cầu có thể thuê người đẹp cùng đi du lịch, tắm biển trong thời gian thỏa thuận, còn gọi các tuor "vợ chồng ngắn ngày". Cùng với đó, hành vi đánh bạc qua mạng đang phát triển, nhất là hai TP lớn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…

Cần tăng mức độ xử lý

Khung pháp lý xử lý tội phạm công nghệ cao có vẻ đang chạy theo sự biến chuyển quá nóng của thực tiễn. BLHS năm 1999 - khi internet mới vào Việt Nam được 2 năm, có quy định 3 điều khoản (Điều 224, 225 và 226) điều chỉnh những hành vi trên internet nhưng hầu hết đã lỗi thời. Các công cụ pháp lý khác cũng chỉ dừng lại ở mức độ xử lý hành chính. Tới năm 2009, BLHS được sửa đổi, bổ sung với một loạt quy định mới liên quan tội phạm công nghệ cao. Theo đó, những hành vi phạm tội như tấn công từ chối dịch vụ, phát tán virus, lừa đảo, tấn công trực tuyến… đã được định nghĩa chi tiết, mức phạt tiền cao nhất lên đến 200 triệu đồng và mức án tù có thể lên tới 12 năm.

Tuy nhiên, điều chỉnh về chế định pháp luật hình sự chỉ là một vế. Vế tiếp theo, về pháp luật tố tụng hình sự, nên chăng cần xem xét đối với loại tội phạm công nghệ cao với đặc trưng là thực hiện tội phạm với những phương thức hết sức tinh vi, thủ phạm dễ dàng sử dụng công nghệ cao để xóa dấu vết sau khi thực hiện tội phạm. Chẳng hạn, đối tượng tung ảnh, clip sex lên mạng, nhưng sau khi tán phát thì trang gốc bị dỡ bỏ. Nếu xét theo quy định chứng cứ trong BLTT hình sự hiện hành, thì chứng cứ phải là những gì tồn tại thực tế chứ không phải các sự vật ảo.

Theo một phân tích, quan niệm về chứng cứ và cách thức thu thập chứng cứ truyền thông cần được bổ sung, đó là chứng cứ, là dữ liệu điện tử bao gồm hình ảnh, file mềm, video, các dữ liệu được lưu trong máy tính, mạng máy tính... Với những dữ liệu này, dù thủ phạm có xoá bỏ nhưng khi CQĐT khôi phục, truy tìm được thì vẫn có giá trị chứng minh như các vật chứng thông thường khác.

Bên cạnh đó, đối với loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, cần trao quyền cho CQĐT được sử dụng các kỹ thuật điều tra đặc biệt để thu thập chứng cứ. Nếu chỉ theo các cách thu thập dấu vết, vật chứng thông thường, không có sự giúp sức của thiết bị công nghệ hiện đại, quá khó để lần tìm chứng cứ. Chẳng hạn, sử dụng kỹ thuật công nghệ máy tính để phục hồi lại các dữ liệu đã bị xóa cũng như quyền hạn ở phạm vi rộng hơn liên quan đến hoạt động thu thập các chứng cứ ở dạng dữ liệu điện tử. Để có được điều này, nhiều điều tra viên cho rằng cần giao quyền được yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ mạng cung cấp thông tin, quyền truy cập máy tính và lấy dữ liệu.

Trong một phân tích mới đây của Tổng cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm thừa nhận rằng, vai trò của công nghệ thông tin trong nền kinh tế mang tính sống còn và mặt trận phòng, chống loại tội phạm này càng gay gắt. Cùng việc hội nhập, ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam, số lượng các loại án công nghệ cao lan rộng nhiều ngóc ngách. Đối tượng của tội phạm này là hệ thống mạng an ninh nội bộ, kể cả ở một số lĩnh vực nhạy cảm. Cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm công nghệ cao thì nhận định, hiện đang hình thành ngày càng rõ nét hơn sự phối hợp giữa bọn tội phạm trong nước và quốc tế, tấn công an ninh mạng. 

Những giải pháp được đặt ra, nhưng hiện cũng chỉ có thể gói gọn trong một số điểm chính như sử dụng công cụ kỹ thuật để ngăn chặn các vụ truy cập trái phép, lây lan virus, lấy cắp dữ liệu. Xây dựng các phần mềm quản trị hệ thống, hoàn thiện hệ thống pháp lý cần thiết… Gần đây, lực lượng Cảnh sát phối hợp với AFP, FPI và cơ quan điều tra tội phạm nguy hiểm, có tổ chức của Anh quốc, điều tra nhiều vụ trộm cắp thông tin điện tử, chiếm đoạt tài sản giá trị lớn.

                                                                        Theo Báo CAND

Các tin khác


Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xử phạt 7 triệu đồng thanh niên lạng lách, đánh võng nguy hiểm trước đầu xe ô tô 

Công an huyện Cao Phong cho biết, đơn vị vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày đối với Đinh Văn T (SN 1991), trú tại xóm Trang Trong, xã Hợp Phong (Cao Phong) về hành vi điều khiển xe mô tô "Lạng lách, đánh võng trong đô thị”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục