Tang vật của vụ án.

Tang vật của vụ án.

Sau khi nhận đề 625, sinh viên Dũng khoanh đáp án và thao tác tiếp theo, Dũng sẽ viết các đáp án, ví dụ, 1a, 2b, 3c và gửi "tin nhắn đặc biệt" đó ra ngoài cho Vũ. Ở ngoài, Vũ gửi tiếp đáp án đó cho những thí sinh có mã đề đã đăng ký trước.

Như Báo CAND đã đưa tin, ngày 24/4, Công an TP Hà Nội đã khám phá đường dây thi thuê đại học tại chức và đã bắt khẩn cấp 4 đối tượng. Đến ngày 27/4, rất nhiều thủ đoạn của các đối tượng trong đường dây thi thuê đã được cơ quan Công an làm rõ, cho thấy đây là vụ thi thuê có tổ chức và quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

Ngày 27/4, trao đổi với PV Báo CAND, Thượng tá Vũ Minh Chính, Phó Trưởng phòng PA25 Công an TP Hà Nội cho biết, trước đây Công an Hà Nội cũng đã bắt được một số đường dây thi thuê, nhưng là thi thuê các môn thi tự luận.

Còn ở vụ án này, các đối tượng không chỉ tổ chức thi hộ môn tự luận mà còn "chơi" cả môn trắc nghiệm. Điều này không ai ngờ tới. Lâu nay chúng ta cứ nghĩ ra đề thi theo hình thức đề trắc nghiệm với nhiều mã đề khác nhau trong một phòng thi là có thể yên tâm, thí sinh ngồi cạnh nhau cũng không thể chép bài (vì các câu hỏi đã được xáo trộn thứ tự), nhưng các đối tượng rất tinh vi, đã nghĩ ra thủ đoạn rất mới.

Đào Tiến Dũng, 20 tuổi, sinh viên của hệ CĐ của một trường thuộc khối kinh tế. Dũng là đối tượng bị phát hiện thi hộ tại phòng thi 45 của địa điểm thi đặt tại phố Thái Thịnh, Hà Nội đã khai nhận: Nhiệm vụ của Dũng là phải giải đề trắc nghiệm Lý, Hoá. Môn Lý thi vào sáng 24/4, Dũng đã thực hiện trót lọt.

Chiều 24/4, thi môn Hoá, trong khi đang chuyển đáp án ra ngoài thì Dũng bị phát hiện. Kiểm tra điện thoại di động mà Dũng lén lút mang vào phòng thi, các trinh sát phát hiện thấy một tin nhắn đã được "lập trình" sẵn, trong đó có đánh số từ 1 đến 50 (tương ứng với 50 câu hỏi trong đề thi trắc nghiệm).

Sau khi nhận đề 625, Dũng đã kịp khoanh đáp án và thao tác tiếp theo, Dũng sẽ viết các đáp án, ví dụ, 1a, 2b, 3c và gửi "tin nhắn đặc biệt" đó ra ngoài cho Phùng Đình Vũ, 28 tuổi, một trong những đối tượng chính của đường dây thi thuê này. Ở ngoài, Vũ gửi tiếp đáp án đó cho những thí sinh có mã đề đã đăng ký trước.

Nếu cần giải thêm mã đề nào, Vũ lại nhắn cho Dũng. Trong phòng thi, Dũng xin mã đề mới và giải, gửi ra ngoài...

Phân tích tính chất tinh vi và thủ đoạn các đối tượng, Trung tá Lê Hùng, Đội trưởng Đội An ninh Giáo dục, Phòng PA 25 Hà Nội cho hay: "Sau khi xác định một mắt xích chính của đường dây là Phùng Đình Vũ, nhiệm vụ của chúng tôi phải ngăn chặn kịp thời môn Toán sẽ diễn ra vào sáng 25/4. Khi chúng tôi ập đến điểm thi đặt tại 131 phố Thái Thịnh, phát hiện tại phòng thuộc bộ phận hành chính tổ chức có một nhóm người đang giải bài và photo lời giải để "phát tán" tới các địa chỉ đã được đặt hàng từ trước đó. Đã có 3 câu trong đề tự luận Toán được giải và đã có khoảng 40 bản sao lời giải. Những người có mặt trong phòng đó đều được phân công nhiệm vụ cụ thể. Đáng tiếc là có cả 2 giảng viên đại học môn Toán tham gia giải và phản biện đề".

Tang vật của vụ án.

Cũng theo Trung tá Lê Hùng, các đối tượng đều là những người có học, trong đó, Vũ đã tốt nghiệp ĐH Lâm nghiệp, đang ôn thi cao học vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Lê Đình Phương, 29 tuổi, Giám đốc Trung tâm Hợp tác đào tạo của Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội, phó điểm thi tại 131 Thái Thịnh; Nguyễn Văn Vinh, 29 tuổi, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ thuộc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển vận tải và Nguyễn Văn Sinh, trật tự viên tại địa điểm thi 131 Thái Thịnh, cùng công tác một cơ quan với Vinh. Các đối tượng Phương, Sinh được giao nhiệm vụ tổ chức kỳ thi "nghiêm túc, an toàn", nhưng đã trực tiếp nhúng tay vào đường dây thi thuê này.

Đã có 60 thí sinh đăng ký tham gia được nhận bài giải từ đường dây thi hộ của Phương, Vũ, Vinh, Sinh. Số tiền các đối tượng thu được không nhỏ, trong đó, nhiệm vụ của Vũ là tìm "gà" để lọt vào phòng thi. Vì đề thi trắc nghiệm năm nay có 6 mã đề, Vũ cần tuyển 6 "gà" nhưng thời gian gấp gáp, Vũ mới tuyển được Dũng và 4 đối tượng khác. Loá mắt vì đồng tiền, Vũ còn huy động cả bạn gái tham gia vào đường dây thi thuê này với vai trò tìm đối tác "có nhu cầu đỗ ĐH mà không phải nghĩ".

Năm 2008, năm 2009, Dũng, Vũ đã thực hiện trót lọt một số trường hợp nhờ thi hộ. Đích đến của nhóm này là hệ tại chức của những trường ĐH có quy mô tuyển sinh lớn. Chúng biết, hệ tại chức vốn quản lý lỏng lẻo và luôn được coi là "sân sau của nhiều trường ĐH" để giáo viên "kiếm cơm"...

Vụ án này hiện đang được cơ quan điều tra mở rộng. Tuy nhiên, theo Thượng tá Vũ Minh Chính, mùa thi đang đến gần, các trường ĐH cần nghiêm túc chấn chỉnh công tác tổ chức thi, công tác coi thi, trong đó quan trọng nhất là thái độ của giám thị.

Ở vụ án này, công tác coi thi ở một số điểm thi của ĐH Kinh tế quốc dân quá lỏng lẻo, vì theo như lời khai của đối tượng liên quan, có thí sinh bị phát hiện mang điện thoại, giám thị đã yêu cầu mang ra ngoài, một lát sau thí sinh đó lại có điện thoại mới mà không hề bị phát hiện. Thậm chí, có phòng thi, mỗi thí sinh phải đóng 200 ngàn tiền ngoài lệ phí để "bồi dưỡng" giám thị

                                                                                  Theo Báo CAND

Các tin khác


Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục