Trong xu thế hội nhập, người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài ngày càng tăng. Với hành lang pháp lý vừa chặt chẽ vừa thông thoáng hiện nay, quyền lợi của người lao động ngày càng được đảm bảo. Song hiệu lực của chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm hành chính của đối tượng này còn chưa cao.

 
Luật đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định 144/2007/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đều có quy định về tài phán hành chính đối với những hành vi vi phạm thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam. Cả hai văn bản này đều có căn cứ vào những điều khoản trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 2-7-2002.


Tuy nhiên, hiện nay, dự thảo Luật xử lý vi phạm hành chính đang trong quá trình soạn thảo vẫn áp dụng biện pháp truyền thống, đó là chỉ khoanh vùng tài phán trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khoản 2 điều 1 dự thảo Luật này ghi: “Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến xử lý hành chính trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy là có sự “vênh” nhau giữa hai văn bản có giá trị tương đương, và văn bản ra đời sau bao giờ cũng có hiệu lực pháp lý hơn. Do vậy, đại diện của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cùng đại diện Bộ Tư pháp đã có buổi làm việc ngày 4-5 để bàn hướng giải quyết đưa ra một văn bản pháp lý đảm bảo tính thống nhất áp dụng.


Trước đây, tỷ lệ lao động Việt Nam ở nước ngoài bỏ trốn chính là một trong số các nguyên nhân khiến cho thị phần lao động Việt Nam ở các quốc gia bị thu hẹp. Vương quốc Anh từ chối, Đài Loan ngưng tiếp nhận người lao động Việt Nam, trong khi tỷ lệ này ở Nhật Bản là 34,1%, Hàn Quốc trên 30%. Mới đây nhất, theo báo cáo của Trung tâm Lao động nước ngoài (OWC), năm 2009, mặc dù Hàn Quốc giảm 3/4 hạn ngạch lao động nước ngoài, nhưng OWC đưa được 4837 lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, tiếp tục dẫn đầu trong các quốc gia tham gia chương trình EPS ( chương trình phái cử người lao động ra nước ngoài làm việc).


Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa cho biết, qua bốn năm thực thi, Nghị định 144/2007/NĐ-CP đã đạt được một số kết quả như tỷ lệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài bỏ trốn giảm mạnh. Với những quy định chặt chẽ, tuyên truyền pháp luật hiệu quả, bản thân người lao động cũng đã ý thức được những bất lợi đối với họ khi bỏ trốn. “Chúng ta không phải “cố” đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài mà chúng ta đã thực sự làm việc rất chặt chẽ, nghiêm túc để bảo đảm quyền lợi của người lao động”, ông Hòa nói.


Song trên thực tế, việc xử phạt người lao động Việt Nam ở nước ngoài còn khó khăn. Tính đến thời điểm này chưa có bất cứ vụ hình sự nào được xử lý cả, mà hầu hết là các vụ vi phạm hành chính. Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với lĩnh vực này vẫn còn nhẹ, nhất là các doanh nghiệp đưa lao động ra nước ngoài làm việc. Do vậy, điều cần thiết chính là phải nâng mức xử phạt lên để ngăn chặn hành vi vi phạm.


Đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng cho rằng, khi nghiên cứu đưa vấn đề xử lý người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài cho phù hợp với dự thảo Luật, cần đưa các quan điểm mới, vừa bảo đảm quyền lợi người lao động vừa thể hiện rõ tính nghiêm minh của luật pháp. Ví dụ hành vi đánh bạc, rượu chè, đánh nhau thì nếu xử ở nước ngoài thì xử thể nào, nếu bị trục xuất về nước thì có bị xử trong nước hay không?


Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên nhận định, hiệu lực, tính thực thi của pháp luật không phải là xử lý được nhiều người vi phạm mà là không cần phải xử lý nhiều, hiệu quả răn đe vẫn cao. Thời gian qua, điểm vướng mắc trong khi xử lý vi phạm này là phạt chuyển tiếp rồi đưa ra toà xử là không được. Do vậy, trong thời gian tới, Bộ Lao động Thương binh và xã hội cùng Bộ Tư pháp sẽ cùng xem xét, đưa ra những giải pháp vừa đảm bảo hiệu quả xã hội, vừa nâng cao ý thức của người lao động Việt Nam ở nước ngoài, ngăn chặn được những hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.


Điều 16 (Nghị định 144/2007/NĐ-CP) về Thẩm quyền xử phạt của người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài (gọi chung là Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài)

1. Phạt cảnh cáo;

2. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

3. Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều 5 Nghị định này;

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d và đ khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

Điều 19. (Nghị định 144/2007/NĐ-CP)Thủ tục xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam

1. Thủ tục lập biên bản:

a) Khi có một trong các căn cứ quy định tại điểm b khoản này thì viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự trong Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này);

b) Căn cứ lập biên bản vi phạm hành chính:

- Văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước sở tại về hành vi vi phạm hành chính của người lao động;

......

 

                                                                                     Theo ND

Các tin khác


Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục