Một số hộ đã lắp thiết bị phụ vào trước mặt đồng hồ làm đồng hồ ngừng hoặc quay chậm lại, hay không dùng nước qua đồng hồ mà trích một đường trước đồng hồ vào nhà để sử dụng. Khó phát hiện nhất là “chiêu” đục ống nước dưới đất, thanh tra ngành nước muốn bắt quả tang thì phải theo dõi trong một thời gian dài.

"Khát" nước sạch mỗi khi hè đến là chủ đề nóng ở những vùng còn thiếu nước, chưa được cấp nước sạch ở Thủ đô. Trong khi ấy, sử dụng lãng phí nước sạch, gây thất thoát nguồn tài nguyên quý giá lại đang diễn ra hằng ngày. Giá nước tăng, tình trạng ăn cắp nước sạch ở Hà Nội lại diễn ra với nhiều hình thức tinh vi, gây thất thoát ngân sách và khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý.

Nước sạch bị thất thoát

Một trong những lý do gây thất thoát nước sạch là tình trạng người dân được mua nước theo giá nước sinh hoạt, nhưng lại dùng nước sạch để kinh doanh. Việc làm này hoặc lén lút, hoặc có cách đối phó khiến thanh tra của các xí nghiệp nước khó phát hiện.

Cách đây 3 năm, Công ty Nước sạch Hà Nội phối hợp với Thanh tra Giao thông vận tải mở chiến dịch kiểm tra, rà soát các điểm rửa xe, kinh doanh dịch vụ sử dụng nước sạch lãng phí. Chiến dịch này đã được dư luận đồng tình bởi rất nhiều hộ thường xuyên "xài" nước sạch mua theo giá dành cho sinh hoạt vào kinh doanh trái quy định đã bị xử phạt.

Tuy nhiên, từ đó đến nay, việc sử dụng nước sạch sai mục đích vào kinh doanh rửa xe và các dịch vụ khác vẫn âm thầm diễn ra nhưng lại chưa có chiến dịch kiểm tra nào quy mô như cách đây 3 năm. Nước sạch được mua theo giá sinh hoạt nhưng lại được nhiều người kinh doanh sử dụng để kinh doanh dịch vụ ăn uống, rửa xe… đã gây thất thoát nguồn kinh phí không nhỏ.

Để đối phó với cơ quan chức năng, nhiều hộ kinh doanh sử dụng hai nguồn nước: nước giếng khoan và nước sạch. Nếu phát hiện có lực lượng kiểm tra, họ lại đấu nối vào nguồn nước giếng khoan để che mắt. Thậm chí, có hộ kinh doanh còn thản nhiên ăn cắp nước ở ụ nước chữa cháy để sử dụng.

Kinh doanh rửa xe phải mua nước sạch theo giá nước kinh doanh.

Bà Dương Thị Hạnh, Phó phòng phụ trách Phòng Thanh tra Công ty Nước sạch Hà Nội cho biết, việc thanh tra vẫn được các xí nghiệp nước sạch kiểm tra thường xuyên, liên tục. Đối với người thuê nhà để kinh doanh dịch vụ, rửa xe phải chịu 100% giá nước theo giá kinh doanh, nếu vi phạm sẽ bị truy thu. Có hộ gia đình cho thuê 1 phần thì các xí nghiệp nước sạch sẽ áp giá làm 2 loại: chủ nhà áp giá nước sinh hoạt; người thuê áp giá nước kinh doanh… tuỳ thực tế sử dụng của khách hàng để ngành nước áp giá.

Nhiều trường hợp ăn cắp nước sạch bị xử phạt

Theo Phòng Thanh tra, Công ty Nước sạch Hà Nội, giá nước càng tăng thì tình trạng ăn cắp nước sạch cũng tăng theo. Hình thức ăn cắp nước sạch cũng ngày một tinh vi, khó phát hiện, thậm chí có vụ chủ hộ đào cả nền nhà lên để lấy nước.

Điển hình nhất là lắp thiết bị phụ vào trước mặt đồng hồ nhằm vô hiệu hoá đồng hồ dưới mọi hình thức, làm đồng hồ ngừng hoặc quay chậm lại. Một kiểu "ăn cắp" nữa hay được sử dụng là có đồng hồ nhưng không dùng nước qua đồng hồ, mà trích một đường trước đồng hồ vào nhà để sử dụng. Thủ đoạn khó phát hiện nhất là đục ống nước dưới đất, thanh tra ngành nước muốn bắt quả tang thì phải theo dõi trong một thời gian dài.

Qua kết quả thanh tra ở khu vực quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Đống Đa, Hoàn Kiếm cho thấy, một số hộ ăn cắp nước bằng hình thức khá tinh vi làm đồng hồ quay chậm lại nhằm gian lận nước sạch…

Năm 2009, Thanh tra ngành nước ở Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện gần 100 trường hợp ăn cắp nước, trong đó có 24 vụ lắp máy trái phép. Điển hình là vụ phát hiện hộ ông B.T.A. ở Minh Khai và T.T.K.K. ở phố Kim Đồng đã đấu thiết bị phụ trước mặt đồng hồ; hộ ông N.K.C. ở đường Bạch Đằng sử dụng thiết bị làm vô hiệu hoá đồng hồ. Những năm gần đây, vi phạm về lắp máy nước trái phép để thi công các công trình xây dựng tương đối nhiều, đặc biệt với các công trình xây dựng lấn chiếm. Từ đầu năm 2010 đến nay, qua thanh tra đã phát hiện gần 10 trường hợp ăn cắp nước, tuy nhiên không phát hiện trường hợp nào lắp máy trái phép.

Đây chỉ là số liệu kiểm tra, phát hiện được, trên thực tế, tình trạng ăn cắp nước sạch, thất thoát nước sạch không chỉ dừng lại ở đó. Khó khăn lớn nhất đối với việc thanh, kiểm tra hiện nay là vấp phải sự không hợp tác của người vi phạm và sự thiếu quyết liệt của cán bộ chính quyền địa phương. Ngành nước chỉ có chức năng kiểm tra, phát hiện vi phạm và truy thu tiền nước đã sử dụng, không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (Thanh tra xây dựng mới được xử phạt vi phạm hành chính). Chính vì điều này mà công tác thanh tra nước sạch, chống trộm cắp, thất thoát nước gặp nhiều khó khăn.

Công ty nước sạch đã có giải pháp là lắp đặt đồng hồ nước ở phía bên ngoài, không cho sâu vào trong nhà khách hàng nhưng vẫn chưa phải là giải pháp tối ưu. Để ngăn chặn nguồn nước sạch bị thất thoát, bị lấy cắp, cần thiết phải có các chiến dịch kiểm tra đồng bộ, trong đó cấp chính quyền địa phương phải vào cuộc tích cực trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm. Ngành nước nên thiết lập đường dây nóng để người dân có thể tham gia góp ý, tố giác các hành vi trộm cắp gây thất thoát nước sạch

                                                                                    Theo Báo CAND

Các tin khác


Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục