Các đối tượng làm giấy tờ giả và phương tiện hoạt động

Các đối tượng làm giấy tờ giả và phương tiện hoạt động

Đường dây này đã tiêu thụ hàng trăm giấy phép lái ô tô, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật, tem kiểm định ô tô các loại...

Ngày 15-6, Phòng CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội (PC45)-Công an TPHCM cho biết vừa phối hợp với Công an quận 8 và PC45 Công an tỉnh Gia Lai triệt phá một đường dây làm giả các giấy tờ như: giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật, sổ chứng nhận kiểm định, giấy phép lái xe (GPLX) ô tô, tem đăng kiểm (dán trước kính ô tô)...

 
Tiêu thụ tại Gia Lai
 
Theo tài liệu của Công an TPHCM, gần đây, cơ quan này nhận được tin tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 8102D (xã Biển Hồ, TP Pleiku-Gia Lai) thuộc Sở GTVT tỉnh Gia Lai xuất hiện một số GPLX, sổ chứng nhận kiểm định... giả. Các đối tượng làm những loại giấy tờ giả trên ngụ tại TPHCM.
 
Sau khi theo dõi, ngày 14-6, PC45-Công an TPHCM phối hợp với Công an quận 8 bắt giữ 3 đối tượng chủ chốt trong đường dây là Nguyễn Văn Hùng (SN 1963, ngụ đường Phú Định, phường 16, quận 8), Lê Văn Miên (SN 1959, ngụ ấp 1, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh) và Nguyễn Văn Nam (SN 1976, ngụ Quốc lộ 1A, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức). Các đối tượng này bị bắt để điều tra hành vi “làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức Nhà nước”.
 
 
Khám xét khẩn cấp nơi ở của Nguyễn Văn Hùng tại quận 8, công an thu được một lượng lớn tang vật liên quan đến việc sản xuất giấy tờ giả, gồm: 25 con dấu các loại, 70 tem đăng kiểm, 5 GPLX, 24 sổ chứng nhận kiểm định ô tô,... và nhiều máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất giấy tờ giả.
 
Thu lợi hàng trăm triệu đồng
 
Tại cơ quan công an, các đối tượng khai cuối năm 2008, thấy các chủ và tài xế xe khách ở Gia Lai có nhu cầu dùng các giấy tờ giả để đối phó với cơ quan chức năng khi bị thổi phạt, nên móc nối với nhau làm giả những loại giấy tờ nêu trên rồi thông qua Phạm Quốc Đồng (SN 1972, ngụ Bình Dương) tiếp cận với những người có nhu cầu để bán.
 
Khi có người mua, Đồng gọi Nam “đặt hàng” với giá 1,5 triệu đồng/giấy, Nam giao cho Miên sản xuất với giá 1,2 triệu đồng, Miên giao lại cho Hùng làm với giá 700.000 đồng/giấy.
 
Khi đã có các loại giấy tờ giả nêu trên, Đồng bán cho khách tùy theo thỏa thuận từ trước. Ngoài những hành vi trên, các đối tượng này còn mua giấy đăng ký xe, sổ kiểm định, giấy CMND thật của một số đối tượng (chưa rõ lai lịch), cạo sửa rồi điền tên người có nhu cầu mua giấy tờ giả để sử dụng.
 
Đường dây này đã bán hàng trăm GPLX ô tô, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật, tem đăng kiểm ô tô các loại..., thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng.
 
Vụ án đang được Cơ quan CSĐT Công an TPHCM mở rộng điều tra.

Rất nguy hiểm !

Theo một cán bộ PC45-Công an TPHCM, thủ thuật làm giấy tờ giả của các đối tượng trên rất tinh vi, nhìn bằng mắt thường khó có thể phát hiện. Với số lượng khá lớn bằng lái ô tô giả do đường dây này bán ra, cho thấy mức độ nguy hiểm khi nhiều hành khách đã và đang giao tính mạng của mình cho những chủ xe làm ăn gian dối, tài xế không có bằng lái...

 

                                                                                         Theo NLĐ

Các tin khác


Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xử phạt 7 triệu đồng thanh niên lạng lách, đánh võng nguy hiểm trước đầu xe ô tô 

Công an huyện Cao Phong cho biết, đơn vị vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày đối với Đinh Văn T (SN 1991), trú tại xóm Trang Trong, xã Hợp Phong (Cao Phong) về hành vi điều khiển xe mô tô "Lạng lách, đánh võng trong đô thị”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục