Cùng với việc phát động Tháng An toàn giao thông năm 2010, ngày 31/8, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Tổ chức Y tế thế giới công bố một Chương trình phòng chống uống rượu / bia và lái xe tại Việt Nam nhằm tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Mục tiêu của Chương trình là tập trung vào việc thực hiện các qui định của pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ.

Chương trình này là một phần trong dự án toàn cầu gồm 10 quốc gia có tai nạn giao thông cao, trong đó có Việt Nam. Thực hiện chương trình gồm các đối tác quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hiệp hội An toàn giao thông đường bộ toàn cầu (GRSP), Đại học Johns Hopkins cùng phối hợp với các cơ quan liên quan tại Trung ương và cấp tỉnh dưới sự điều phối của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.

Giai đoạn đầu của Chương trình được thực hiện tại hai tỉnh Hà Nam và Ninh Bình đến hết năm 2011. Trên cơ sở Kế hoạch hành động quốc gia về thực hiện các qui định của pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, các đối tác trong nước và quốc tế sẽ cung cấp những hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính nhằm giảm tình trạng uống rượu, bia và lái xe tại địa bàn can thiệp.

Nội dung chính của Chương trình gồm: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về qui định của pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; tập huấn tăng cường năng lực và trang bị máy đo nồng độ cồn cho lực lượng CSGT; đặc biệt, các chiến dịch cưỡng chế xử lý các hành vi vi phạm qui định của pháp luật về nồng độ cồn sẽ được thực hiện mạnh mẽ trên các tuyến đường thuộc Thành phố Phủ lý và Huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam); Thành phố Ninh Bình và Thị xã Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình) trong thời gian thực hiện Chương trình.

"Rượu / bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây TNGT tại Việt Nam. Một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ tử vong do TNGT có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép là 34%" - BS. Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cho biết.

BS. Olivé cho biết thêm “Cưỡng chế là công tác cực kỳ quan trọng trong nỗ lực giảm thiểu TNGT, đặc biệt là đối với người điều khiển phương tiện vi phạm qui định của pháp luật về nồng độ cồn".

Ông Thân Văn Thanh, Ủy viên thường trực, Chánh văn phòng thường trực Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết "Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định giảm nồng độ cồn cho phép trong máu của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy từ 80mg / 100ml máu xuống 50mg / 100ml máu và bằng 0 (không) đối với lái xe ô tô". "Nghị định 34/2010/NĐCP quy định mức phạt tăng rất cao đối với vi phạm về nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện so trước đây", ông Thanh cho biết thêm.

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Tổ chức Y tế Thế giới và các đối tác liên quan cam kết phối hợp chặt chẽ thực hiện hiệu quả Chương trình nhằm góp phần tích cực bảo đảm  trật tự an toàn giao thông tại Việt Nam

                                                                                Theo Báo CAND

Các tin khác


Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xử phạt 7 triệu đồng thanh niên lạng lách, đánh võng nguy hiểm trước đầu xe ô tô 

Công an huyện Cao Phong cho biết, đơn vị vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày đối với Đinh Văn T (SN 1991), trú tại xóm Trang Trong, xã Hợp Phong (Cao Phong) về hành vi điều khiển xe mô tô "Lạng lách, đánh võng trong đô thị”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục