Những nông dân này là nạn nhân bị lừa mất sổ đỏ, bán đất cho người khác.

Những nông dân này là nạn nhân bị lừa mất sổ đỏ, bán đất cho người khác.

"Đất của vợ chồng tui có diện tích là 10.000m2. Khi bàn giao sổ đỏ và giấy ủy quyền cho ông Hải, tui được ông Hải ứng cho mượn trước 22 triệu đồng. Chờ hoài, chờ mãi, tới một ngày giữa tháng 6/2010 vừa qua, vợ chồng tui mới nhận được tin báo từ chính quyền rằng toàn bộ đất này đã bị ông Hải chuyển nhượng cho người khác…" - một nạn nhân bị lừa sổ đỏ kể.

 

Đất mình bị bán chẳng hay (?!)

Vợ chồng nông dân Huỳnh Văn An - Lê Thị Tím (ở ấp Thanh Di, xã Trường Xuân, huyện Thới Lai) trình bày, anh chị có phần đất nông nghiệp diện tích 13.000m2 nằm cạnh nhà, được chính quyền cấp sổ đỏ vào tháng 12/1991. Cuối năm 2009, do có nhu cầu về vốn sản xuất khoảng 200 triệu đồng nên vợ chồng anh mang sổ đỏ này đến ngân hàng, định thế chấp để vay. Ngân hàng trả lời sẽ tiến hành khảo sát đất và trả lời cụ thể về mức vốn mà vợ chồng anh được vay.

Trong thời gian chờ đợi này, hai vợ chồng gặp Nguyễn Văn Hải (địa chỉ 313A/9, khu vực 4, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), tự xưng là Giám đốc của một công ty TNHH. Ông Hải hứa sẽ giúp đỡ cho hai vợ chồng làm thủ tục vay trong thời gian sớm nhất. Sau khi đưa cho ông Hải sổ đỏ, ông Hải đề nghị hai vợ chồng anh An ký vào một tờ giấy ủy quyền để ông Hải có điều kiện thuận tiện khi quan hệ với ngân hàng. Ngay sau khi ký giấy ủy quyền, ông Hải đã không chần chừ móc trong túi ra 15 triệu đồng nói là "cho mượn" để xài đỡ trong lúc chờ khoản vay từ ngân hàng.

"Chúng tôi về nhà chờ hoài mà chẳng thấy ông Hải gọi điện báo tin nên cũng lo. Đến khoảng tháng 4/2010, ông Hải điện thoại thông báo là ngân hàng duyệt cho vợ chồng tui vay 150 triệu đồng. Thú thật, lúc đó, tôi không còn nhu cầu về vốn nữa nên nói với ông Hải là không đồng ý và xin nhận lại sổ đỏ. Ông Hải hứa… nhưng tới ngày 15/6/2010, UBND huyện Thới Lai có mời tôi tới và thông báo: Ông Hải đã chuyển nhượng toàn bộ đất của tôi cho ông Nam nào đó. Và hồ sơ đang được ông Nam nộp tại Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện để lập thủ tục sang tên. Tôi hoàn toàn bất ngờ trước thực tế này và đã làm đơn ngăn chặn chuyển nhượng. Sau đó, rất nhiều lần liên lạc với ông Hải nhưng ông Hải luôn lánh mặt". 

Cũng tại ấp Thanh Di, xã Trường Xuân, chúng tôi còn nghe câu chuyện của vợ chồng nông dân Lê Văn Hùng - Mai Thu Sương. Người đã dùng thủ đoạn để chiếm đoạt sổ đỏ của vợ chồng anh Hùng, chị Sương lại cũng là Nguyễn Văn Hải. Theo tường trình của anh Hùng, việc anh bị mất sổ đỏ cũng chẳng khác chuyện của vợ chồng anh An.

Anh Hùng kể: "Đất của vợ chồng tui có diện tích là 10.000m2. Khi bàn giao sổ đỏ và giấy ủy quyền cho ông Hải, tui được ông Hải ứng cho mượn trước 22 triệu đồng. Chờ hoài, chờ mãi, tới một ngày giữa tháng 6/2010 vừa qua, vợ chồng tui mới nhận được tin báo từ chính quyền rằng toàn bộ đất này đã bị ông Hải chuyển nhượng cho người khác…".

Nhiều người dân sẽ trắng tay…   

"Không phải chỉ Trường Xuân, chính quyền các xã Trường Xuân B, Đông Thuận, Đông Bình cũng đã báo cáo về huyện việc có một số đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết và có nhu cầu vay vốn của người dân để chiếm dụng sổ đỏ" - Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Lai - ông Lê Minh Sơn cho biết.

Không dừng lại ở thủ đoạn kể trên để chiếm dụng sổ đỏ của người dân, có đối tượng sau khi có sổ đỏ trong tay đã dùng lời lẽ ngon ngọt thuyết phục "con mồi" theo mình, đại ý: "Tôi đã cho anh chị vay một khoản tiền rồi vậy thì anh chị phải làm thủ tục chuyển nhượng đất có thời hạn cho tôi. Hết thời hạn trên, tôi sẽ hoàn trả lại sổ đỏ, sang tên trở lại cho anh chị".

Thấy có phần hợp lý, nhiều nông dân đã chẳng chút do dự mà ký vào hợp đồng chuyển nhượng đã được bên kia chuẩn bị sẵn. Cho tới khi thấy bên nhận chuyển nhượng không tiếp tục giải ngân đầy đủ khoản tiền như đã hứa cho vay và "biến mất", nhiều bà con chạy đến chính quyền để tố giác thì mới hay, đất mình đã, đang được "kẻ ác" làm thủ tục sang tên cho người khác.    

Nông dân sẽ dễ dàng bị mắc lừa bởi những thỏa thuận viết tay với nội dung như thế này.

Ông Lâm Tấn Phương - cán bộ phụ trách nội chính Văn phòng UBND huyện Thới Lai lục lại hồ sơ có liên quan đến thực trạng kể trên, cho biết thêm: "Hầu hết các đối tượng sau khi chiếm được sổ đỏ của nông dân đã mang sổ đỏ tới ngân hàng để thế chấp, vay được vốn nhưng đã giữ lại tiền, tiêu xài cá nhân. Đối với các trường hợp đem đất của bà con chuyển nhượng cho người khác, may mà lãnh đạo UBND huyện và bộ phận Văn phòng Đăng ký QSDĐ trước khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng đã xem kỹ hồ sơ và phát hiện ra dấu hiệu khả nghi nên đã kịp dừng lại. Nhiều người dân bước đầu không hiểu, cứ tưởng chính quyền chậm trễ trong việc làm thủ tục, khiến họ chậm có tiền nên phàn nàn chứ chẳng ngờ, chuyện chuyển nhượng có thời hạn chẳng qua là cách nói chứ đã nói chuyển nhượng rồi thì chẳng còn chuyện ai nợ ai, ai phải trả sổ đỏ cho ai…".  

Theo văn bản báo cáo chính thức của UBND huyện Thới Lai, PV Báo CAND cũng đã có trong tay danh sách cả chục nạn nhân (kể cả 2 trường hợp đã kể ở phần đầu bài viết) với tổng diện tích đất lên tới 132.754m2 đất. Ngoài Nguyễn Văn Hải - như đã kể, lãnh đạo UBND huyện Thới Lai cho biết còn có 3 người từ nơi khác đến địa phương nộp hồ sơ, lập thủ tục đăng ký thế chấp hoặc nhận chuyển nhượng từ nông dân.

Điều đáng ngại hơn - như ông Lâm Tấn Phương xác định với chúng tôi sáng 13/10: "Những con số thống kê liên quan đến đối tượng, bị hại và diện tích đất chưa thật sự đầy đủ. Vẫn còn nhiều người dân vì lý do nào đó hoặc do chưa hiểu rằng mình đã, đang bị lừa nên chưa đến chính quyền hoặc cơ quan chức năng trình báo"

 

                                                                                      Theo CAND

Các tin khác


Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xử phạt 7 triệu đồng thanh niên lạng lách, đánh võng nguy hiểm trước đầu xe ô tô 

Công an huyện Cao Phong cho biết, đơn vị vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày đối với Đinh Văn T (SN 1991), trú tại xóm Trang Trong, xã Hợp Phong (Cao Phong) về hành vi điều khiển xe mô tô "Lạng lách, đánh võng trong đô thị”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục