Có nhiều biển 5 số được xem là đẹp và ưa thích.

Có nhiều biển 5 số được xem là đẹp và ưa thích.

Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn về việc đấu giá biển số đẹp quy định: Nếu đã trúng đấu giá, biển số đó chỉ được đăng ký, cấp cho xe đã đề nghị đăng ký tham gia đấu giá. Trong dự thảo Thông tư này, cơ quan chủ trì cũng đã đưa ra 181 biển số đẹp 4 số. Tuy nhiên hiện nay, việc cấp biển số xe được triển khai theo quy định mới là 5 số nên cần điều chỉnh.

 

Từ thực tế và những nhu cầu có thực của xã hội, việc đấu giá những biển số đẹp được đặt ra và Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo các Bộ: Tài chính, Công an và Tư pháp soạn thảo thông tư hướng dẫn thực hiện vấn đề này. Đấu giá như thế nào để đảm bảo công khai minh bạch, số tiền thu về được sử dụng như thế nào để có ý nghĩa?... Đó là những nội dung cần sớm được thống nhất để đề án này sớm đi vào cuộc sống.

Đấu giá thế nào? Đơn vị nào tổ chức thực hiện?

Một vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của dư luận là những biển số xe nào được đưa ra đấu giá? Hình thức đấu giá như thế nào? Ai sẽ là người tổ chức thực hiện?...

Làm việc với phóng viên Báo CAND, đại diện Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính cho biết: Theo dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn về việc bán đấu giá quyền sử dụng biển số ôtô, môtô, xe gắn máy thì: những biển số xe được đấu giá quyền sử dụng là những biển số có số đăng ký theo từng sêri thuộc loại nền trắng, chữ và số màu đen (trừ biển số xe của các dự án "ký hiệu DA") do cơ quan Công an tổ chức cấp đăng ký biển số xe và thuộc danh mục biển số xe được đấu giá quyền sử dụng ban hành kèm theo Thông tư.

Ngoài ra căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể việc bổ sung Danh mục các biển số xe được đấu giá quyền sử dụng. Việc đấu giá được thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp, công khai, liên tục… đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được thực hiện bởi Hội đồng đấu giá do UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện thành lập theo đề nghị của Công an cấp tỉnh hoặc huyện.

Để được tham gia vào quá trình đấu giá biển số xe, các cá nhân, tổ chức phải đặt cọc số tiền bằng với 5% giá khởi điểm của biển số xe. Đồng thời trước khi tham gia đấu giá, các cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị được tham gia đấu giá, phải có xe, hồ sơ đăng ký xe hợp lệ theo quy định của Bộ Công an để được đăng ký xe.

Chủ xe trực tiếp tham gia đấu giá hoặc ủy quyền cho một người khác tham gia việc đấu giá, việc ủy quyền này phải được lập bằng văn bản có chứng thực chữ ký của cơ quan có thẩm quyền chứng thực theo quy định của pháp luật…

Đáng chú ý, trong dự thảo cũng quy định rõ: Trường hợp người trúng đấu giá từ chối không nhận biển số xe hoặc rút lại giá đã trả tiền thì người trả giá thấp hơn liền kề được Hội đồng đấu giá xem xét, phê duyệt trúng giá bổ sung. Nếu người trúng giá bổ sung từ chối không nhận biển số xe thì Hội đồng đấu giá ra văn bản hủy bỏ kết quả trúng đấu giá. Hội đồng sẽ xem xét đưa biển số xe đó vào cuộc đấu giá khác.

Mặt khác, nếu đã trúng đấu giá, biển số đó chỉ được đăng ký, cấp cho xe đã đề nghị đăng ký tham gia đấu giá. Không được mua bán, cho, tặng biển số trúng đấu giá trừ các trường hợp là người trúng đấu giá được phép chuyển nhượng, cho, tặng người khác xe đã đăng ký có gắn biển số trúng đấu giá theo quy định của pháp luật…

Nhiều lần sửa đổi vẫn còn… vướng

Chủ trương bán đấu giá biển số đẹp vừa để thu về cho ngân sách một khoản tiền lớn, đồng thời vừa ngăn ngừa tình trạng tiêu cực là rất hợp lý và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.

Liên quan đến vấn đề này, khi trao đổi với phóng viên Báo CAND, Thượng tá Đỗ Văn Cương - Phó trưởng Phòng Pháp luật hành chính  Kinh tế Dân sự  - Vụ Pháp chế (Bộ Công an) cho biết: Liên quan đến dự thảo Thông tư, Bộ Công an cũng đã có ý kiến đóng góp, bổ sung gửi Bộ Tài chính về một số điểm có liên quan. Theo Thượng tá Đỗ Văn Cương yêu cầu quan trọng nhất là cần phải đảm bảo được các yêu cầu về quản lý, quyền lợi của người dân và đặc biệt là đảm bảo đúng luật.

Ông Phạm Ngọc Thạch - Trưởng phòng Thuế môi trường, phí và lệ phí, Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết: Hiện Bộ Tài chính đang lấy ý kiến của các địa phương (63 tỉnh, thành) cùng một số Bộ liên quan như: Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ GTVT. Hiện có khoảng 40 tỉnh đã gửi ý kiến về. Hầu hết các ý kiến gửi về chỉ góp ý về mặt câu chữ để làm sao khi đấu giá diễn ra được thuận lợi. Tuy nhiên điểm vướng mắc duy nhất đang được các Bộ liên quan đưa ra là: Hiện trong Nghị định 17/CP có hiệu lực từ tháng 3/2010 quy định về bán đấu giá không quy định biển số xe là tài sản được bán đấu giá.

Chính vì vậy nhiều ý kiến đặt câu hỏi: Việc quy định biển số xe là tài sản không có căn cứ pháp luật về đấu giá tài sản?! Đề cập đến vấn đề này, ông Phạm Ngọc Thạch cho rằng: Liên quan đến đấu giá biển số xe, quan điểm chung không coi nó là tài sản nhưng vẫn coi là quyền tài sản vì lý do việc cấp biển số xe là do nhà nước quản lý. Kho số cũng vậy, nó cũng giống kho giấy chứng minh nhân dân, phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước. Đấu giá biển số xe thực chất chỉ đấu giá một số biển số mà người ta cho là đẹp, muốn sở hữu biển số đó, nên mới đem biển số đó ra để đấu giá. Vì có số nhiều người thích, ai trả giá cao thì sẽ được sở hữu nó. Khi đấu giá ở đây cũng vậy, việc đấu giá phải gắn liền với ôtô, xe máy cụ thể…

Liên quan đến tiến độ thực hiện, đại diện đơn vị này cho biết: Hiện theo chương trình thì cuối tháng 12/2010 sau khi tập hợp hết các ý kiến, sẽ trình 3 Bộ có liên quan để chỉnh sửa và hy vọng đầu năm 2011 sẽ ban hành thực hiện.

Nên sử dụng nguồn thu từ đấu giá vào mục đích từ thiện

Việc đưa ra đấu giá biển số xe đẹp nhằm đáp ứng nhu cầu có thực của người dân đang là vấn đề cấp bách cần sớm được thực hiện.

Một vấn đề được dư luận rất quan tâm là nên quản lý, sử dụng nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng biển số xe như thế nào cho hiệu quả và ý nghĩa. Mặc dù Dự thảo thông tư quy định tiền thu từ bán đấu giá biển số xe sau khi trừ đi các chi phí cho việc tổ chức bán đấu giá được nộp 100% vào ngân sách. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng  mục tiêu của việc bán đấu giá là nhằm phục vụ nhu cầu của người dân, đồng thời hạn chế tiêu cực chứ không nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách. Chính vì vậy để chủ trương bán đấu giá đạt được hiệu quả cao hơn, ý nghĩa hơn thì số tiền thu được từ các cuộc bán đấu giá cần được chuyển vào quỹ xã hội từ thiện để ủng hộ người nghèo.  

                                                                              Theo Báo CAND

Các tin khác


Triệt xóa điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá thành công một điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn phường Phương Lâm.

Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục