Trong thời đại toàn cầu hoá, việc sử dụng và phân bố lao động sống theo nhu cầu thị trường đã trở thành hiện tượng tự nhiên, mang tính toàn cầu và tuân thủ quy luật kinh tế - dòng lao động sống sẽ chuyển dịch tới bất kỳ nơi nào mà ở đó có mức thù lao cao hơn. Để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cho những người lao động làm việc ở nước ngoài, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã xây dựng quy tắc và hỗ trợ các thành viên hoàn thiện các văn bản pháp lý nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi người đi lao động ở nước ngoài.

 

Cần phải khẳng định rằng: Một nước chỉ xuất khẩu lao động (XKLĐ) giản đơn là một nước nghèo và biện pháp này được xem như là một giải pháp tình thế để có thể cóp nhặt từng đồng ngoại tệ ở nước ngoài đưa về phục hồi nền kinh tế trong một thời gian càng ngắn càng tốt.

Sau đó, chỉ có thể xuất khẩu chuyên gia, hay xuất khẩu theo hình thức vừa lao động vừa nâng cao tay nghề để quay trở lại phục vụ đất nước một cách tốt hơn. Trong lịch sử, đã có nhiều quốc gia trên thế giới buộc phải XKLĐ ra nước ngoài để làm bất cứ việc gì miễn là có ngoại tệ gửi về nước.

Sau chiến tranh, hàng nghìn người dân Hàn Quốc theo lời kêu gọi của chính phủ đã ra nước ngoài để lao vào những việc mà người bản xứ dù cho tiền lao công cao bao nhiêu cũng không chịu làm. Trong một lần gặp mặt những người như thế trên đất khách quê người, cựu Tổng thống Park Chung-hee đã khóc và xin họ tha thứ cho chính phủ, đồng thời cam kết chẳng bao lâu nữa cảnh khổ nhục này sẽ chấm dứt.

Người lao động Việt Nam đang rời sân bay Tân Sơn Nhất sang Malaysia làm việc.

Trong quá khứ, chúng ta đã đưa hàng vạn con em của mình sang lao động tại các công trường, xí nghiệp tại hầu hết các nước thuộc khối CNXH và đã thành công rất mỹ mãn. Trước hết, nhân phẩm người lao động (NLĐ) Việt Nam được tôn trọng. Số người chết do tai nạn lao động chỉ đếm trên đầu ngón tay. Sự lao động cần cù của anh chị em đã khiến bạn dốc lòng dốc sức dạy dỗ với hy vọng sau khi kết thúc những năm tháng ở nước ngoài, trở về nước họ sẽ trở thành con người XHCN để xây dựng thành công XHCN trên đất nước mình.

Lịch sử đã chứng minh sự đóng góp to lớn của "thế hệ XKLĐ đầu tiên" trong việc đóng góp cho sự phát triển của đất nước, sự ấm no cho gia đình họ và hơn nữa những người XKLĐ Việt Nam tại các nước trên là ngọn lửa nồng thổi ấm mối tình hữu nghị quốc tế giữa nước ta với các nước trên bất chấp thời thế có là bể dâu đi chăng nữa.

Hiện nay một số doanh nghiệp (DN) Việt Nam hoạt động theo giấy phép của cơ quan quản lý tối cao - Bộ LĐ-TB&XH. Tuy nhiên vẫn còn một số khác hoạt động chui - không có giấy phép - với vai trò đem "con bỏ chợ" hay lừa đảo một cách trắng trợn…

Theo báo cáo của Bộ Công an, trong 3 năm qua, đã điều tra, xử lý 137 vụ lừa đảo người có nhu cầu đi XKLĐ, khởi tố 186 bị can, xử lý hành chính 118 vụ với 133 đối tượng, đang tiếp tục điều tra 39 vụ với 88 đối tượng; tổng giá trị tài sản thiệt hại là 37,7 tỷ đồng và 1.450 USD với tổng số người bị hại trong các vụ án là 5.490 người.

Để siết chặt trách nhiệm của DN XKLĐ cho phù hợp với Điều 75 của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam: "Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài", theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (cho dù bạn thuộc diện đi XKLĐ ở nước ngoài) sẽ được Nhà nước bảo hộ các quyền về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và các quyền lợi ích chính đáng khác khi sinh sống, lao động, học tập ở ngoại quốc - Hiệp hội XKLĐ đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử bao gồm 12 nguyên tắc, trong đó tập trung bảo vệ quyền lợi của NLĐ đó là: DN không cho phép bố trí lao động vào các công việc nguy hiểm, rủi ro, hoặc có nguy cơ bị lạm dụng, bóc lột hoặc bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào tại nơi làm việc; khi phát hiện thấy nguy hiểm, rủi ro, DN phải thông báo ngay cho NLĐ.

Tuy vậy cho tới nay, chỉ mới có 94 DN trong tổng số 167 DN ký cam kết này, NLĐ Việt Nam vẫn được đưa sang làm cả những công việc mà người nước sở tại từ chối làm việc và gọi chúng là 3K (ba không): nguy hiểm, môi trường làm việc không sạch sẽ và điều kiện lao động khắc nghiệt.

Báo cáo sơ bộ về tình hình lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho thấy rất nhiều khó khăn mà lao động Việt Nam phải thường xuyên đối mặt ở nước ngoài, như thiếu bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động dẫn đến tình trạng bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cao; không được chủ sử dụng lao động trả lương hoặc trả lương không đúng thỏa thuận; bị hành hạ và lạm dụng, kể cả lạm dụng tình dục, nhất là đối với lao động nữ; bị thu giữ hộ chiếu, giấy tờ tùy thân; bị bỏ rơi khiến các quyền lợi chính đáng không được bảo vệ hoặc bảo vệ không đầy đủ và không hiệu quả.

PGS-TS Đặng Nguyên Anh, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, đưa ra bức tranh về số lao động Việt Nam bị phân biệt đối xử tại xứ Kim Chi như sau: 11,6% bị đánh, đá, phạt thể xác; 50% bị chửi bới, lăng mạ; 10,2% bị khám xét người; 17,9% không cho rời vị trí làm việc; 2,3% bị xâm hại tình dục, cưỡng bức…

Thống kê của LHQ cho thấy: Lao động trên biển là nghề nghiệp nặng nhọc nhất và nguy hiểm nhất bởi số người thiệt mạng hằng năm cao nhất trong các nghề. Vì vậy, những người làm nghề này phải có sức khỏe thật tốt và thu nhập rất cao cũng như bảo hiểm ở mức đặc biệt mới có thể lôi kéo nhân lực tham gia "trò chơi với tử thần đại dương".

Nghề thuyền viên là một trong 40 nghề mà Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu và chủ yếu tập trung ở thị trường Hàn Quốc với trên 1.000 người tính đến tháng 6/2010 và gần 10.000 người khác, trước năm 2003, làm việc ở Đài Loan. Công việc của thuyền viên Việt Nam là hết sức nặng nhọc, vất vả, nguy hiểm, nhưng lương được trả rất bèo bọt và thấp hơn nhiều so với lao động làm việc ở các lĩnh vực khác. Theo hợp đồng đăng ký cung ứng thuyền viên đánh bắt cá của SOWATCO, LOD, TTLC... vừa được Cục Quản lý lao động ngoài nước cho phép thực hiện, lương cơ bản theo hợp đồng của một thuyền viên chỉ đạt 180 USD/tháng đối với người chưa có kinh nghiệm và 210 USD/tháng đối với người có kinh nghiệm. Nếu so với lao động nhà máy, mức thu nhập của thuyền viên thấp hơn 4-5 lần khiến ở Hàn Quốc có đến 206 thuyền viên người Việt Nam bỏ trốn, chiếm tỷ lệ rất cao: 19,4%.

Hiện tại, chúng ta đang có lao động làm việc tại 40 nước và lãnh thổ. Mỗi năm con cháu chúng ta đi xuất khẩu đổ mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả máu để mang về hơn 1,5 tỷ USD cho Tổ quốc. Chúng ta cần làm rất nhiều việc để bảo vệ họ.

 

                                                                               Theo Báo CAND

 

 

Các tin khác


Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xử phạt 7 triệu đồng thanh niên lạng lách, đánh võng nguy hiểm trước đầu xe ô tô 

Công an huyện Cao Phong cho biết, đơn vị vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày đối với Đinh Văn T (SN 1991), trú tại xóm Trang Trong, xã Hợp Phong (Cao Phong) về hành vi điều khiển xe mô tô "Lạng lách, đánh võng trong đô thị”.

Dùng súng bắn người khác, lĩnh 69 tháng tù

Ngày 9/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Hà Văn Tuấn (SN 1991), trú tại xã Xăm Khòe (Mai Châu) về tội "giết người” và "tàng trữ, sử dụng trái phép súng săn”.

Tự gây tai nạn xe máy, 2 vợ chồng người nước ngoài thương vong

Công an huyện Mai Châu cho biết, tại Km 0+200, đường dân sinh xóm Bò Liêm, xã Đồng Tân (Mai Châu) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông làm 2 người nước ngoài thương vong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục