Một số tiệm vàng cũng đang âm thầm trở thành nơi mua bán ngoại tệ.

Một số tiệm vàng cũng đang âm thầm trở thành nơi mua bán ngoại tệ.

Một người có nhu cầu mua USD để trả một món nợ cũ cho biết: Với kiểu mua bán ngoại tệ tại “chợ đen”, chỉ có người mua là chịu thiệt. Ngoài việc phải mua với giá cao, có thể mua phải USD "giả". Tuy nhiên, theo anh này, do không nằm trong diện được ưu tiên để mua USD ở ngân hàng, nên anh đành phải tìm đến các "kênh" này.

 

Không khó để nhận biết một người "buôn bạc" ở các khu "chợ đen" của Hà Nội như phố Hà Trung, Trần Nhân Tông, Đinh Lễ... Họ thường là những người phụ nữ, ăn mặc có phần nhàu nhĩ, dáng vẻ tất bật và đặc biệt có đôi mắt nhìn ngang đảo dọc. Cũng có thể là một tài xế xe ôm. Lót đệm cho người mua và đổi ngoại tệ sẽ có thêm một trung gian khác là những người bán rong tại vỉa hè.

Những ngày gần đây, khi có lệnh cấm buôn bán ngoại tệ ở "chợ đen", nhất là khi cơ quan chức năng bắt giữ gần 400.000 USD giao dịch trái phép, hoạt động của họ càng thêm thậm thụt, lén lút. Không còn cảnh ồn ào chặn xe chào hàng oang oang như trước, họ chỉ đứng từ xa để nhìn thật kỹ, để đôi mắt đặc trưng nói hộ với khách, họ chính là "cò đô la", "cò ngoại tệ".

Có mặt tại phố Đinh Lễ (Hà Nội), khu "chợ đen" quen thuộc, mặc dù các đối tượng mua bán đã rất đề cao cảnh giác, nhưng suốt cả buổi sáng ngày 22/3, chúng tôi cũng đã chứng kiến được những cuộc mua bán khá chóng vánh. Theo quan sát của chúng tôi, các cò thường tản mác, đứng ngồi ở các gốc cây, trên bậc tam cấp, hoặc các quán nước chè vỉa hè chờ khách. Thấy người nào đi chậm hoặc dừng xe, họ cũng không quá vội vã. Ai nói to hoặc đặt vấn đề mua tiền, đổi "đô" thẳng thắn quá, họ cũng lảng đi ngay, coi như không nghe thấy. Nhưng chỉ "mọc rễ" gần một giờ đồng hồ tại một quán nước chè, chúng tôi đã ghi nhận được ba cuộc lén lút trao đổi: hai cuộc mua lẻ 700 USD, một cuộc 500 USD. Các công việc trao đổi tiền diễn ra chóng vánh, gấp gáp, có giá quy đổi là 22.000 VNĐ/USD và 21.800 VNĐ/USD, sau khi đã nắm chắc hoàn cảnh của người mua là cần gấp, không thể dừng mua được.

Cùng ngồi mọc rễ bên chúng tôi tại quán nước chè vỉa hè, một người thanh niên thú thực là đang đi mua "đô", thở dài ngán ngẩm: "Tôi vay tiền người thân để sửa nhà, vay bằng đô, nên phải trả lại bằng đô. Tôi đã đến ngân hàng, đã tìm lại mấy tiệm vàng trước đây có thu đổi ngoại tệ, nhưng chẳng mua được. Ở chợ đen này thì giá cả cứ mỗi "cò" quát một giá, mà mình mua thì cũng là vi phạm, nên tôi chẳng biết xử lý sao đây".

Rời phố Đinh Lễ, theo lời đồn đại của dân tình, chúng tôi tìm đến các "thủ phủ mua bán USD mới" là phố Mã Mây, Hàng Bạc, Lương Ngọc Quyến… Tại các phố này, ngoài các điểm mua bán ngoại tệ tự phát như ở Nguyễn Xí, Đinh Lễ, Trần Nhân Tông còn có các điểm mua bán có địa chỉ cố định. Để tránh lực lượng chức năng, nhiều cửa hàng bề ngoài chỉ kinh doanh vàng bạc, nhưng bên trong vỏ bọc đó là hoạt động giao dịch ngoại tệ diễn ra không hạn chế số lượng, miễn là người mua thuận theo giá của người bán.

Tại một cửa hàng vàng bạc trên phố Lương Ngọc Quyến, người đến mua vàng rất đông. Tuy nhiên, trong số khách đứng đợi mua vàng, có không ít người hỏi mua USD. Sau khi thỏa thuận xong về mặt giá cả, đa phần người có nhu cầu mua USD được dân "phe" giới thiệu đều được đáp ứng.

Tương tự, tại một cửa hàng vàng trên phố Mã Mây, nhân viên cũng liên tục trao đổi điện thoại môi giới với khách về giá mua vào, bán ra. Giá mua vào ở đây là khoảng 20.800, còn giá bán ra là xấp xỉ 22.000, cao hơn rất nhiều so với giá niêm yết của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, để an toàn, cửa hàng cũng chỉ bán cho những khách đã thỏa thuận trước qua điện thoại.

Anh Thắng ở Bạch Mai, Hà Nội, một người có nhu cầu mua USD để trả một món nợ cũ cho chúng tôi biết: Với kiểu mua bán theo thỏa thuận này, chỉ có người mua là chịu thiệt. Ngoài việc phải mua với giá cao hơn rất nhiều so với giá niêm yết, với những cuộc mua bán chóng vánh mà cả người mua lẫn người bán đều không có điều kiện để xem kỹ "sản phẩm", thì những rủi ro có thể gặp phải như mua phải USD "giả", hoặc nhận được tiền giả là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, theo anh Thắng, do không nằm trong diện được ưu tiên để mua USD ở ngân hàng, nên anh đành phải tìm đến các "kênh" này để đáp ứng nhu cầu trước mắt. Anh Thắng còn cho biết thêm: Rất nhiều bạn bè và người thân của anh mặc dù nằm trong diện được ưu tiên, nhưng cũng phải chạy đi chạy lại rất nhiều lần đến "trầy da tróc vảy" mới mua được USD từ phía các ngân hàng. Và số USD được mua đúng với giá niêm yết không nhiều.

Có thể khẳng định, việc lén lút giao dịch ngoại tệ tại các "chợ đen" là có thực.’Và nhu cầu tiêu dùng bằng USD một cách chính đáng của người dân cũng là có thực. Trong khi đó, hiện nay, khách hàng muốn mua bán đô la tại ngân hàng phải trình rất nhiều thủ tục rườm rà, và không ít người không đủ giấy chứng minh nguồn gốc, mục đích sử dụng, nên rất khó giao dịch, hoặc không giao dịch được.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của người dân. Tuy nhiên, người dân tới ngân hàng mua lẻ USD để tiêu dùng thường rất khó khăn, vì các ngân hàng thường tích trữ ngoại tệ ưu tiên giao dịch với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nên vô tình dẫn đến việc người mua lẻ "nhắm mắt" đến các chợ đen giao dịch lén lút. Có cầu mà cung không đáp ứng đủ như hiện nay, theo lo ngại của các chuyên gia kinh tế, rất dễ sẽ phát sinh thêm nhiều những "chợ đen" ngoại tệ.

                                                                              Theo Báo CAND

Các tin khác


Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục