CSGT đường thủy An Giang kiểm tra an toàn phương tiện thủy trong mùa mưa lũ. Ảnh: Quang Nhật.

CSGT đường thủy An Giang kiểm tra an toàn phương tiện thủy trong mùa mưa lũ. Ảnh: Quang Nhật.

Qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, lực lượng Cảnh sát đường thủy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Nhớ lại thời kỳ đầu miền Bắc mới được giải phóng, tình hình TTATXH trên lĩnh vực đường thủy có nhiều diễn biến phức tạp, Bộ Công an chỉ đạo Ủy ban Hành chính TP Hải Phòng thành lập quận Công an trên sông TP Hải Phòng. Đây là lực lượng tiền thân của Cảnh sát đường thủy, góp phần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, TTATXH trên các tuyến sông ở địa phương trong thời kỳ xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đấu tranh giải phóng miền Nam.

Ngày 20/11/1961, Bộ Công an đã thống nhất tên gọi "Cảnh sát trên sông" làm nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ trật tự an toàn trên sông, đánh dấu sự ra đời của lực lượng Cảnh sát đường thủy. Trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi cho phù hợp với tình hình, đến nay, Cảnh sát đường thủy với nhiệm vụ đảm bảo ANTT, phòng chống tội phạm trên đường thủy nội địa đã trở thành "thương hiệu" cho những người trực tiếp giữ bình yên cho sông nước quê hương.

Với nhiều chiến công xuất sắc trong kháng chiến bảo vệ đất nước, nhiều đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát đường thủy đã được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân như: Trạm Công an Bến phà Bính (Hải Phòng), Đồn Công an Hàm Rồng (Thanh Hóa), Đội Cảnh sát TTKS giao thông vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); đồng chí Vũ Thành, CSGT Công an tỉnh Quảng Ninh; liệt sỹ Nguyễn Bá Chưng, CSGT Công an tỉnh Quảng Bình; liệt sỹ Huỳnh Kim Chung, CSGT bến phà Gianh (Quảng Bình)…

Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát đường thủy đã phát hiện, bắt giữ và xử lý nhiều vụ phạm pháp hình sự, kinh tế, bảo vệ tuyệt đối an toàn hàng chục triệu tấn hàng hóa thiết yếu mỗi năm như gạo, phân đạm, than, xăng dầu… vận chuyển trên đường thủy. Những thành tích trên từng bước khẳng định vai trò và sự lớn mạnh của lực lượng Cảnh sát đường thủy. Điển hình là điều tra khám phá vụ tham ô và tiêu thụ hàng trăm tấn lương thực trên đường vận chuyển ở Thường Tín (Hà Nội), vụ ở Xí nghiệp Liên hợp vận tải Cửu Long bắt 40 tên, thu 110.260 tấn hàng hóa, vụ tham ô tại Đoàn vận tải 113 thuộc Xí nghiệp Vận tải thủy Hải Hưng, bắt 24 tên, thu được 50 tấn đạm urê, vụ thủy thủ thuyền viên tàu CTM05 móc nối với tàu nước ngoài buôn lậu bắt 5 tên và nhiều hàng hóa.

Ngoài ra, lực lượng Cảnh sát đường thủy còn điều tra triệt phá nhiều băng cướp nguy hiểm ở cửa Nam Triệu; điều tra, giải quyết nhiều vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng như: vụ đắm tàu khách ở Cẩm Phả (Quảng Ninh), vụ chìm tàu du lịch trên sông Hương (Huế), vụ đắm tàu khách tại Nam Định, vụ đắm tàu Vàm Cỏ 16 tại đảo Hạ Mai…

Hiện nay, 30 Công an tỉnh, thành phố đã thành lập Phòng Cảnh sát đường thủy, các địa phương còn lại có đội hoặc tổ Cảnh sát đường thủy, Đội TTKSGT thuộc Phòng Cảnh sát giao thông thực hiện chức năng bảo đảm TTATGT, TTXH trên đường thủy theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, lực lượng Cảnh sát đường thủy đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về đảm bảo TTATGT - TTXH đường thủy. Đã phối hợp với các lực lượng chức năng trong và ngoài ngành tham mưu cho Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải báo cáo Chính phủ, Quốc hội ban hành các văn bản pháp luật để quản lý chặt chẽ tình hình TTATGT, TTXH trên đường thủy. Công an các đơn vị, địa phương mà nòng cốt là lực lượng Cảnh sát đường thủy đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức xã hội, báo chí tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa tới mọi tầng lớp nhân dân, những người tham gia giao thông đường thuỷ nội địa. Mở nhiều đợt cao điểm TTKS, xử lý vi phạm và đấu tranh chống tội phạm trên đường thủy. Phối hợp với các ngành Giao thông Vận tải, Thủy sản, Tài nguyên môi trường, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển... thực hiện các biện pháp bảo đảm TTATGT - TTXH trên đường thủy nội địa. Đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các tổ chức, cá nhân tham gia giao thông trên đường thủy nội địa theo hướng tích cực, tai nạn giao thông đường thủy được kiềm chế và giảm số người chết do tai nạn theo nghị quyết của Chính phủ. Nhờ đó, tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội trên các tuyến đường thủy nội địa đã được kiểm soát chặt chẽ, tạo môi trường ổn định trên lĩnh vực bảo vệ TTATGT, TTXH giúp kinh tế phát triển trên đường thủy.

Qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, lực lượng Cảnh sát đường thủy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Có được kết quả đó là do Cảnh sát đường thủy đã cùng các lực lượng chức năng tham mưu cho Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các bộ, ban, ngành chỉ đạo và ban hành đầy đủ các văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý giúp cho các cơ quan chuyên ngành Nhà nước quản lý chặt chẽ hoạt động giao thông vận tải, phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn các vi phạm và hoạt động tội phạm trên đường thủy; chủ động nắm chắc tình hình trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội trên đường thủy, kịp thời phát hiện những vấn đề mới, phức tạp, nổi cộm; những nguyên nhân, điều kiện và nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến tai nạn giao thông, mất ổn định xã hội và hoạt động tội phạm để tham mưu cho các bộ, ban, ngành, chính quyền các cấp chỉ đạo Cảnh sát đường thủy, lực lượng chức năng khác, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia đấu tranh, ngăn chặn các loại tội phạm trên tuyến đường thủy.

Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTATXH trao giải cho các đội thi bơi toàn lực lượng Cảnh sát đường thủy lần thứ nhất. Ảnh: Quang Nhật.

Hiện nay, đất nước đang đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều tuyến giao thông đường thủy, cảng, bến sẽ được xây dựng mới, được cải tạo, nâng cấp và cấp phép hoạt động nên phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa sẽ tiếp tục tăng cao; các hoạt động như vận tải, khai thác tài nguyên môi trường, hoạt động thủy sản, dầu khí và tham quan, du lịch trên đường thủy nội địa sẽ phát triển sôi động; tình hình TTATGT và TTXH trên đường thủy nội địa sẽ có những diễn biến phức tạp mới.

Chính vì thế, công tác quản lý nhà nước về TTATGT - TTXH trên đường thủy nội địa phải được lực lượng Cảnh sát đường thủy tiếp tục tăng cường với chất lượng và hiệu quả cao hơn nữa nhằm đạt được mục tiêu: Đảm bảo giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, bảo vệ tài sản và bảo vệ môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản do tai nạn giao thông gây ra; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia

 

                                                                            Theo Báo CAND

Các tin khác


Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục