Nếu như không có các cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Ia Púch (727) về giúp đỡ thì người dân xã Ia Púch vẫn sống trong cảnh cái nghèo, cái đói đeo đẳng mãi. Sẽ còn lâu lắm mới biết trồng lúa nước, mới có cuộc sống bình yên như hôm nay.

 

Nhớ về những ngày mới đặt chân đến vùng đất biên giới xã Ia Púch, (Chư Prông, Gia Lai), nhiều cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Ia Púch (727) (BCH Biên phòng tỉnh Gia Lai) không khỏi chạnh lòng với hoàn cảnh sống của đồng bào ở đây. Mỗi năm đồng bào chỉ trồng được một vụ lúa rẫy hoặc trồng mỳ, lương thực chỉ đủ dùng trong khoảng ba tháng. Thời gian còn lại của năm chỉ biết dựa vào rừng. Đào củ mài, hái quả, đặt bẫy, săn thú rừng để sống qua ngày. Thu nhập bấp bênh, không thường xuyên, phong tục tập quán lạc hậu nên cuộc sống đồng bào ở đây vẫn luôn nghèo đói, thiếu thốn.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn 727 giúp dân thu hoạch sắn

Trung tá Nguyễn Văn Nghị, cộng tác viên đồn 727, người có mặt ở đây từ những ngày đầu cho biết. “Dân lúc ấy khổ lắm, đói nghèo đi cùng hủ tục lạc hậu ăn sâu vào trong tiềm thức. Để thay đổi cuộc sống của đồng bào không phải chuyện một sớm, một chiều,...”

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà cán bộ, chiến sĩ đồn 727 phải làm là công tác dân vận. Để xây dựng được thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, chúng tôi phải dựa vào dân để làm tốt công tác bảo vệ an ninh biên giới. Ngoài chuyện thường xuyên vận động đồng bào sống đoàn kết, đồn 727 cử cán bộ quân y thường xuyên có mặt ở các làng trong xã, ít nhất mỗi tuần 1 lần để thăm khám, phát thuốc chữa bệnh cho đồng bào,...

Năm 2007, đồn 727 vận động anh Rơ Ma Hun, làng Chư Có (Ia Púch, Chư Prông) làm lúa nước. Nhiều cán bộ, chiến sĩ trực tiếp xuống suối, cùng với người của gia đình anh Hun đào đất làm mương dẫn nước, giúp dân trồng lúa nước. Nhưng việc làm này cũng chẳng suôn sẻ do tập quán canh tác của đồng bào chỉ thích làm theo kinh nghiệm, không chuyên cần làm cỏ, còn chuyện bón phân chuồng là chuyện tày đình, là có tội với Yang. Chuyện bón phân chuồng cũng phải vận động mãi người dân mới nghe, ban đầu có người còn trả ruộng lại cho đồn vì cán bộ, chiến sĩ lỡ bón phân chuồng xuống ruộng. Đã thế, vụ đầu do đất mới, chưa quen việc nên năng suất lúa chỉ đạt 2 tạ/ sào.

“Thua keo này, bày keo khác”, cán bộ, chiến sĩ phải vận động đồng bào tiếp tục làm vụ lúa bằng cách hứa sẽ “trả công” cho đồng bào nếu thất bại. Vụ tiếp theo đã thắng lợi, năng suất lúa đạt 5 tạ/ sào, cao hơn nhiều lần so với làm lúa rẫy. Đến giờ đã có khoảng 2 ha ruộng lúa đã được đồng bào ở đây khai phá, cộng với 20 ha ruộng lúa một vụ do xã Ia Púch quản lý. Chuyện giải quyết cái ăn cho đồng bào đã tạm ổn vì năng suất lúa luôn đạt 5 tạ/sào trở lên.

Đồng bào xã Ia Púch đã biết làm lúa nước hai vụ /năm nhờ lính biên phòng giúp đỡ canh tác

Rơ Ma Hun – một người dân trong bản kể cho chúng tôi nghe chuyện làm lúa nước của mình. “Ban đầu mình cũng không tin lắm, vì bao đời nay ông bà mình không biết trồng lúa nước. Trước đây, mình từng đi lính nghĩa vụ Biên phòng nên cấp trên bảo thì mình phải nghe thôi. Mà cấp trên chỉ đúng thật, nên mình làm theo, giờ thì gia mình khá rồi, lúa gạo thừa nhiều, còn đem cho gia đình khó khăn vay. Mình nuôi được gần chục con trâu, bò. trồng 4 ha cao su. Trong nhà có xe máy, tivi, con cái học hành đến nơi, đến chốn”.

Theo khảo sát của chúng tôi, việc tận dụng đất dọc sông, suối ở xã Ia Púch để làm ruộng lúa nước phải lên đến 100 ha. Huyện Chư Prông đang nghiên cứu kế hoạch giúp dân ở đây làm chân ruộng. Theo kinh nghiệm của các cán bộ, chiến sĩ Đồn 727, nên để đồng bào tự làm và chính quyền giúp đỡ thì đồng bào mới quý. Còn không, nếu chúng ta giúp ruộng, không chừng đồng bào lại bỏ hoang không làm. Phải để đồng bào thấy được sự cần thiết của việc trồng lúa nước, từ đó, thay đổi tập quán canh tác, thay đổi nếp sống hơn là việc cấp ruộng đại trà, thiếu hiệu quả.

Đồn trưởng đồn 727, Trung tá Nguyễn Thanh Quảng khoe với chúng tôi: “Tình hình an ninh trên địa bàn rất yên ổn. Hầu như mọi động tĩnh xảy ra trên địa bàn đều được người dân báo lại. Trước đây có đối tượng xấu xâm nhập với ý đồ tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước được đồng bào báo tin, chúng tôi đã chủ động có biện pháp tiến hành xử lý. Hàng năm, có hàng chục tin báo có giá trị được đồng bào cung cấp cho đồn,...”

Một mùa xuân nữa lại sắp về, trong cái rét cuối năm lạnh căm căm, trên những cành mai rừng đã hé  những nụ xanh đón chào xuân mới. Những cán bộ, chiến sĩ đồn 727 cùng với đồng bào xã Ia Púch tất bật chuẩn bị đón Tết.

Ngoài công tác trực chiến SSCĐ, họ cũng không quên chuẩn bị quà bánh Tết để đón chào những người bạn ghé thăm. Cũng có “Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ…” để đón Tết cho vơi đi nỗi nhớ quê nhà, nhớ người thân. Thiếu úy Nguyễn Hữu Nam (Nam Đàn, Nghệ An) là cán bộ tăng cường lên công tác tại đồn, phải xa con gái mới được vài tháng tuổi nhưng anh vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ canh giữ biên cương để đồng bào được đón một cái Tết yên vui.

 

 

                                                                  Theo QĐND

Các tin khác


Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xử phạt 7 triệu đồng thanh niên lạng lách, đánh võng nguy hiểm trước đầu xe ô tô 

Công an huyện Cao Phong cho biết, đơn vị vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày đối với Đinh Văn T (SN 1991), trú tại xóm Trang Trong, xã Hợp Phong (Cao Phong) về hành vi điều khiển xe mô tô "Lạng lách, đánh võng trong đô thị”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục