Trụ sở Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk-Đắk Nông.

Trụ sở Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk-Đắk Nông.

Liên tiếp những ngày qua, bạn đọc đã liên lạc với Báo CAND chia sẻ những khó khăn, vất vả của lực lượng Công an các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là Công an Đắk Nông và Lâm Đồng đã từng bước lật tẩy những thủ đoạn rút tiền của các “đại gia” vay vốn ưu đãi hàng ngàn tỷ đồng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, để trục lợi cá nhân. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị cơ quan Công an cần sớm làm rõ trách nhiệm của kẻ đứng sau những hợp đồng vay vốn tiền tỷ ấy, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp “ma” rút tiền Nhà nước, chi tiêu vô tội vạ...

 

Rõ ràng ai cũng hiểu, không dễ gì các “đại gia” lại có thể qua mặt được cán bộ ngân hàng. Bởi thực tế, qua các vụ vay vốn sai phạm đã bị khởi tố như Công ty cổ phần Đầu tư công nghiệp Nam Trung Bộ ở Ninh Thuận hay Giám đốc Công ty TNHH TMDV Minh Nhật, Cao Bạch Mai ở Đắk Nông; Giám đốc Công ty TNHH Công Chính, ở TP Bảo Lộc, Lâm Đồng… đều cho thấy các “đại gia” này muốn rút tiền phải qua tay kiểm duyệt rất nhiều khâu của cán bộ lãnh đạo ngân hàng.

Theo quy trình, vốn ưu đãi được vay số lượng lớn hàng trăm tỷ đồng trở lên thì phải qua tay lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam, sau đó mới cho phép giải ngân theo từng hợp đồng, hồ sơ ở các chi nhánh ngân hàng ở cấp tỉnh.

Nói đến trách nhiệm của lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong vụ giải quyết vay vốn hàng ngàn tỷ đồng ở Đắk Nông, Thiếu tướng Võ Anh Đủ - Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông cho rằng, vấn đề này đang được cơ quan Công an làm rõ nên chưa thể kết luận. Còn việc nhận hối lộ, tiếp tay của lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Chi nhánh Đắk Lắk - Đắk Nông đã rõ, nên cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông vừa tiến hành khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Vũ Việt Hùng (nguyên Giám đốc chi nhánh) và Trần Xuân Lộc (Trưởng phòng Tín dụng), về hành vi vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng và hành vi nhận hối lộ.

Mặt khác cũng dễ nhận thấy, dĩ nhiên khi cán bộ cấp dưới sai phạm nghiêm trọng thì lãnh đạo cấp trên không thể… “ngồi yên”. Điều này cũng dễ hiểu tại sao khi vụ án mới khởi tố, bắt giam một số giám đốc doanh nghiệp mang danh “đại gia” ở Đắk Nông đã vay vốn hàng ngàn tỷ đồng của Ngân hàng Phát triển thì lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) lập tức “ra tay” giải thích.

Cụ thể là đã phát hành Văn bản số 1672, ngày 20/5/2011, gửi lãnh đạo các cơ quan Trung ương để giải thích một số vấn đề báo chí đưa tin. Trong đó, đáng chú ý là phía lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam, báo cáo với cấp trên rằng: “Tính đến thời điểm ngày 15/5/2011, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nhật Tân đã trả hết nợ, không còn dư nợ tại Ngân hàng Phát triển; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Minh Nhật còn dư nợ tại Ngân hàng Phát triển 98,4 tỷ đồng…”.

Như vậy tại sao báo chí thông tin về khả năng mất thanh toán của các công ty trên, gây thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng? Về vấn đề này, Thiếu tướng Võ Anh Đủ -Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, về thiệt hại mất khả năng trả nợ hàng trăm tỷ đồng khi vụ án được phát hiện là có thật. Tính đến thời điểm vụ án khởi tố, số nợ mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp vay vốn gần 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình điều tra, cơ quan Công an đã cố gắng thu hồi, kê biên tài sản trị giá khoảng 300 tỷ đồng. (Gồm 100 tỷ đồng tiền mặt và 200 tỷ đồng tài sản đất đai, nhà cửa, xe cộ…). Đây là thành tích lớn của cơ quan Công an nhằm khắc phục một phần thiệt hại cho Nhà nước.

Hiện tại, con số thiệt hại xác định bước đầu khoảng 540 tỷ đồng mất khả năng thanh toán. Vì vụ án còn đang ở giai đoạn điều tra nên chưa thể kết luận chính thức vấn đề thiệt hại cụ thể. Tuy nhiên, dù số tiền thiệt hại có được khắc phục sau khi cơ quan Công an phát hiện thì hành vi phạm tội của các đối tượng cũng đã hoàn thành.

Mặt khác, trong vụ án này cơ quan Công an cũng đang làm rõ trách nhiệm của việc thẩm định hồ sơ, việc thông quan hàng hóa trên giấy… Rõ ràng để rút được vốn ưu đãi trước hết phải được sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và tiếp đó là các bước thủ tục để giải ngân nguồn vốn quý này tại các Chi nhánh Ngân hàng Phát triển ở địa phương. 

Theo tìm hiểu của PV, để có thể vay vốn tín dụng xuất khẩu (TDXK) tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, khách hàng thuộc một trong các loại hình doanh nghiệp: Công ty nhà nước; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp tư nhân; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Khách hàng thuộc các loại hình doanh nghiệp nêu trên, có hợp đồng xuất khẩu hàng hóa nằm trong danh mục mặt hàng vay vốn TDXK của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 151 có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định của Ngân hàng Phát triển, khi có nhu cầu vay vốn TDXK sẽ được Ngân hàng Phát triển xem xét cho vay. Đối với các khoản vay vượt phân cấp, Chi nhánh sẽ gửi thông báo về quyết định chấp thuận hoặc từ chối cho vay sau khi nhận được trả lời từ hội sở chính Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Rõ ràng, từ nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến việc lừa đảo, chiếm dụng vốn của Ngân hàng Phát triển đang xảy ra hiện nay cho thấy những bất cập trong việc quản lý nguồn vốn tại Ngân hàng Phát triển. Đã đến lúc cơ quan chức năng cần phải kiểm tra toàn bộ nguồn vốn hỗ trợ đã sử dụng cho vay, để kịp thời ngăn chặn sai phạm, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng chính sách của Nhà nước để tiếp tay doanh nghiệp lừa đảo

 

                                                                     Theo Báo CAND

 

Các tin khác


Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục