Cán bộ phòng Cảnh sát PCCC&CN, CH kiểm tra thiết bị PCCC tại các chợ Phương Lâm.

Cán bộ phòng Cảnh sát PCCC&CN, CH kiểm tra thiết bị PCCC tại các chợ Phương Lâm.

(HBĐT) - Vụ cháy kinh hoàng tại chợ Quảng Ngãi ngày 9/2 đã làm cho nhiều tiểu thương điêu đứng với thiệt hại khoảng 200 tỉ đồng. Đây cũng là bài học cho các chợ tại tỉnh ta khi mà các quy định đảm bảo an toàn PCCC vẫn bị vi phạm.

 

Đại úy Trần Anh Tuấn, Đội trưởng Đội kiểm tra, phòng Cảnh sát PCCC&CN, CH (Công an tỉnh) cho biết: Toàn tỉnh có 12 chợ (không kể chợ tạm), trong đó 5, chợ tại TPHB, còn lại tại trung tâm các huyện. Trước đây đã từng xảy ra cháy chợ trung tâm huyện Lạc Thủy, nhiều tiểu thương trắng tay. Song, dường như vấn đề chỉ “nóng” khi vụ cháy vừa xảy ra chứ sau một thời gian lại nguội dần. Nhiều quy định đảm bảo an toàn PCCC đã bị bỏ qua hoặc cố tình vi phạm, người dân và tiểu thương vẫn còn tư tưởng chủ quan, mất cảnh giác. Qua kiểm tra, các chợ đều có những vi phạm, cụ thể như các hộ kinh doanh bày bán hàng hóa bịt lối thoát nạn, cơi nới thêm mái che, mái vẩy cản trở xe chữa cháy tiếp cận hiện trường nếu có cháy xảy ra. Nhiều chủ kiốt tự ý câu móc, đấu nối điện không đảm bảo an toàn. Hiện tượng treo, mắc hàng hóa gần bóng điện, bảng điện và sử dụng lửa để nấu ăn, thắp hương thờ cúng trong chợ vẫn còn xảy ra. Việc thực tập phương án PCCC chưa được thực hiện theo quy định hoặc nếu có cũng chưa đảm bảo yêu cầu, còn mang tính đối phó. Trang thiết bị, phương tiện PCCC, nguồn nước dự phòng thiếu. Trong khi đó, BQL các chợ, cơ quan chủ quản chưa thực hiện hết trách nhiệm. Tình trạng trên đều phổ biến tại tất cả các chợ. Ngay cả chợ Phương Lâm lớn nhất tỉnh là nơi chung chuyển, tập kết nhiều hàng hóa và mới được đầu tư nhưng cũng còn nhiều sơ hở, thiếu sót. Trong đợt kiểm tra vào trung tuần tháng 1, cán bộ phòng Cảnh sát PCCC đã phát hiện ra nhiều thiếu sót. Điển hình là việc các hộ kinh doanh cơ nới, bày bán hàng, để xe máy lấn lối đi, đường thoát nạn. Hàng hóa được bày bán che khuất cả một số họng nước chữa cháy vách tường. Ban quản lý chợ vẫn chưa thực tập phương án chữa cháy tại chỗ. Hệ thống báo cháy tự động hỏng. Theo quan sát của chúng tôi vẫn còn một số kiốt thắp hương thờ cúng, bày bán hàng hóa sát ổ điện, bóng điện. Khi được hỏi, không ít hộ kinh doanh thú thật là cũng chưa biết sử dụng bình chữa cháy xách tay và còn dùng dây buộc chặt các bình lại với nhau, rất khó lấy ra sử dụng nếu có cháy. Luật PCCC đã quy định, công tác chữa cháy phải được thực hiện trước tiên tại cơ sở bởi nếu phát hiện và dập tắt ngay từ khi mới phát sinh sẽ tránh được hậu quả lớn.  

 

Rút kinh nghiệm từ vụ cháy tại chợ Quảng Ngãi, BQL chợ Phương Lâm đã có thông báo về việc cấm các hộ kinh doanh câu mắc, sử dụng điện tùy tiện; treo, bày bán hàng hóa vào ổ điện, dây dẫn điện và trang thiết bị PCCC. Cấm bày bán hàng ra lối đi, đường thoát hiểm, cơi nới, chiếm dụng diện tích. Khi nghỉ không bán hàng phải ngắt cầu dao điện. BQL sẽ nghiêm túc thực hiện cắt cầu dao tổng, không phục vụ bất cứ trường hợp nào khi đến giờ nghỉ chợ vào 19 giờ. Thông báo này được phát trên loa nhắc nhở hàng ngày tại chợ. Theo Tổ trưởng tổ PCCC Phạm Hồng Long, chợ có 360 hộ kinh doanh, trong đó có nhiều mặt hàng dễ cháy như quần áo, hàng mã… BQL chợ đã bố trí tổ PCCC gồm 18 người chia làm 3 ca trực 24/24h. Từ vụ cháy chợ Quảng Ngãi, nhiều tiểu thương đã có ý thức hơn. Bà Hà Thị Hoa, chủ sạp hàng quần áo cho biết: Số hàng hóa của tôi trị giá khoảng 500 triệu đồng. Tất cả tài sản của gia đình và số tiền đi vay ngân hàng đều dồn hết ra chợ. Nếu cháy thì chỉ còn nước đi ăn mày nên tôi đã sắp xếp hàng hóa gọn gàng, ngắt cầu dao điện khi nghỉ bán và nhắc nhở khách hàng hút thuốc không được vứt bừa bãi.

 

Với phương châm phòng là chính, phòng Cảnh sát PCCC&CN, CH đã tăng cường kiểm tra, nhắc nhở và kiến nghị sửa những thiếu sót. Hàng năm, tổ chức cho các hộ kinh doanh ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC. Phối hợp với Sở Công thương huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho 45 người là thành viên BQL các chợ trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, lập các phương án PCCC, niêm yết nội quy, xây dựng các khuyến cáo và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. Tuy nhiên, để không xảy ra những vụ cháy lớn, theo đại úy Trần Anh Tuấn cần làm tốt công tác tuyên truyền, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao ý thức. Tách riêng hệ thống điện phục vụ kinh doanh, chiếu sáng bảo vệ, thoát nạn và chữa cháy; lắp đặt áptomát cho toàn bộ hệ thống điện, từng tầng, nhánh, ngành hàng, sạp hàng của hộ kinh doanh. Để hàng hóa dễ cháy cách bóng điện, chấn lưu đèn nê ông, bảng điện tối thiểu 0,5 m. Không sử dụng lửa trong chợ. Sắp xếp hàng hóa gọn gàng, không lấn chiếm đường đi. Đầu tư đầy đủ trang thiết bị, phương tiện chữa cháy đáp ứng yêu cầu thực tế, nhất là nguồn nước dự phòng. Lực lượng chữa cháy cơ sở thường xuyên phải được huấn luyện, bồi dưỡng để có thể xử lý xự cố ngay từ ban đầu. Khi xảy ra cháy, tìm mọi cách báo nhanh nhất theo số 114.

 

                                                                                          Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xử phạt 7 triệu đồng thanh niên lạng lách, đánh võng nguy hiểm trước đầu xe ô tô 

Công an huyện Cao Phong cho biết, đơn vị vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày đối với Đinh Văn T (SN 1991), trú tại xóm Trang Trong, xã Hợp Phong (Cao Phong) về hành vi điều khiển xe mô tô "Lạng lách, đánh võng trong đô thị”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục