Lý trình km 83+500 nguy cơ sạt lở lớn, hàng năm đều xảy ra sụt lở.

Lý trình km 83+500 nguy cơ sạt lở lớn, hàng năm đều xảy ra sụt lở.

(HBĐT) - Dự án cải tạo, nâng cấp QL6 tuyến Hòa Bình - Sơn La hoàn thành đưa vào sử dụng đã tác động tích cực đến hoạt động lưu thông và nhiệm vụ phát triển KT -XH, củng cố QP -AN của tỉnh Hòa Bình nói riêng và các tỉnh khu vực Tây Bắc nói chung. Tuy nhiên, năm 2007, huyết mạch giao thông quan trọng này đã phải gánh chịu thử thách hết sức khắc nghiệt của cơn bão số 5 khiến nhiều đoạn đường hư hỏng nặng nề, hàng vạn khối đất, đá của ta luy dương và taluy âm sạt lở.

 

Giao thông bị ách tắc nhiều ngày và lần đầu tiên ngã ba Tòng Đậu bị ngập sâu trong nước, người, hàng hóa, các phương tiện khác như mô tô, xe đạp phải dùng bè mảng mới vượt qua được. Không dừng lại ở đó, hàng năm, khi mùa mưa bão đến, việc xử lý đất, đá sạt lở trên tuyến luôn là nỗi lo thường trực của đội ngũ cán bộ, công nhân Công ty CP đầu tư và xây dựng công trình 222. Đặc biệt, ngày 16/2/2012 vụ sạt lở hàng nghìn m3 đất, đá tại khu vực km 138 + 600 thuộc địa bàn xã Đồng Bảng (Mai Châu) đã cướp đi sinh mạng của 2 người dân xấu số đang lưu thông trên đường và ách tắc giao thông nhiều ngày. UBND tỉnh, Bộ GT -VT cùng các sở, ngành và Khu QLĐB II mà trực tiêp là Công ty CP đầu tư và xây dựng công trình 222 đã phải huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị để đào bớt, san ủi tìm thi thể người bị nạn và khắc phục hậu quả do đất, đá sạt lở nhằm thông đường, thông tuyến trong thời gian sớm nhất. Ngày 22/2, tuyến đường đã thông xe nhưng nguy cơ sạt lở vẫn là nỗi lo canh cánh của các cơ quan quản lý và người, phương tiện lưu thông trên tuyến, nhất là đối với đội ngũ cán bộ, công nhân Công ty CP đầu tư và xây dựng công trình 222, những người được giao nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, khắc phục hậu quả thiên tai và đảm bảo giao thông trên tuyến. Nỗi lo đó đã hiện hữu, ngày 23/3, trong thời tiết khô ráo, hàng nghìn m3 đất, đá lại tiếp tục tràn xuống gây ách tắc giao thông và một lần nữa Công ty CP đầu tư và xây dựng công trình 222 lại phải huy động lực lượng, phương tiện để san ủi thông tuyến.

 

Ông Trần Tiến Cường, Trưởng phòng Quản lý giao thông, Công ty CP đầu tư và xây dựng công trình 222 cho biết: Trên QL6, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, khắc phục hậu quả thiên tai và đảm bảo giao thông từ km 38 - km 153 với chiều dài 115 km. Trong đó, các vị trí thường xuyên xảy ra sụt trượt và tiềm ẩn nguy cơ sụt trượt chủ yếu từ km 78 + 300 đến km 153 với chiều dài trên 76 km bao gồm: dốc Cun, dốc Má, dốc Cơm, dốc Quy Hậu, đèo Thung Khe, Thung Nhuối và tuyến K45.

 

Qua kiểm tra, rà soát, các ngành và đơn vị chức năng đã thống kê trên QL6 đoạn qua Hòa Bình có tới 30 vị trí có nguy cơ sạt lở. Trong đó có 14 điểm thường xuyên xảy ra sụt trượt và tiềm ẩn nguy cơ cao sụt trượt với các hiện trạng mái laluy cao, đất, đá rời rạc, mặt trượt lớn, có nước ngầm, đất đá phong hóa, nhiều vết nứt đất lẫn đá mồ côi khối lớn... Sau khi kiểm tra, rà soát, Sở GT -VT và Công ty CP đầu tư và xây dựng công trình 222 đã có văn bản báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh và Khu Quản lý đường bộ II. Hiện tại, Công ty CP đầu tư và xây dựng công trình 222 tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc là các Hạt giao thông số 2,3, 4 phối hợp với chính quyền địa phương nắm chắc tình hình, kịp thời cảnh báo và khắc phục khi có sự cố xảy ra để đảm bảo giao thông trên tuyến.

 

      

Vết nứt trên đỉnh taluy dương lý trình km 124+500 tạo nguy cơ cao về sạt lở.

 

Là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, khắc phục hậu quả thiên tai và đảm bảo giao thông trên QL6, từ km 82 - km 122, ông Tô Thanh Phương, Hạt trưởng Hạt giao thông 3 cho biết: Trên 40 km đường Hạt được giao quản lý  có 5 vị trí thường xuyên xảy ra sụt trượt và tiềm ẩn nguy cơ sụt trượt, đó là các lý trình: km 83+500; km 83+850; km 95+00; km 98+00; km 113+600; km 114+650. Tại lý trình km 83+800 và 83+850 khu vực dốc Má, xã Thu Phong (Cao Phong), ông Phương cho biết, từ năm 2007 đến nay, vị trí này thường xuyên bị sụt trượt với khối lượng lớn gây ách ắc giao thông nghiêm trọng. Nguyên nhân do mái taluy cao, đất đá rời rạc. Tại đây, chúng tôi quan sát thấy có cung trượt dài đến 40m và một vết nứt kéo dài khoảng 100 m. Không chỉ có nguy cơ sạt lở cao gây nguy hiểm cho người, phương tiện tham gia giao thông, ách tắc giao thông, cung trượt và vết nứt này chỉ cách cột điện 220 Kv khoảng 10m. Nếu xảy ra sụt trượt với khối lượng ước khoảng 210. 000m3 đường dây điện cũng sẽ bị mất an toàn.  Tại đỉnh đồi thuộc lý trình km 95+00 khu vực dốc Cơm, thuộc xã Tây Phong (Cao Phong), chúng tôi thực sự lo lắng vì ở đây có vết nứt thành hào há to dài khoảng 150m, sâu hơn 2m, rộng tới 1, 5m. Vết nứt này cũng nằm cách cột điện 220 Kv chừng 20m. ông Phương cho biết: mái taluy dương ở đây rất cao, đất đá rời rạc và có hiện tượng đẩy trượt, nếu xảy ra sạt lở lượng đất đá ở đây ước khoảng 110.000m3.  Lý trình km 98+00 khu vực dốc Quy Hậu (xã Quy Hậu - Tân Lạc) được coi là điểm đen về an toàn giao thông do tình trạng sụt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào mặc dù ở đây đã được xây dựng hệ thống tường chắn dài đền 80m. ông Phương giải thích: đỉnh đồi ở vị trí này là ruộng, mái taluy cao, đất đá phong hóa, nhiều vết nứt lại có nước ngầm nên hiện tượng sạt lở, đá lăn xảy ra thường xuyên. Phía trên tường chắn, chúng tôi đã lắp đặt hệ thống lưới B40 có khung sắt nhưng đá lăn đã làm hỏng gần hết. Vị trí này nếu sạt lở, khối lượng đất đá ước khoảng 160.000m3.

 

Tiếp tục hành trình, đoàn cán bộ Hạt giao thông 4 đợi chúng tôi ở đỉnh đèo Thung Khe (Mai Châu). ông Nguyễn Phú Dũng, Hạt Phó cho biết: Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý từ lý trình km124 +200 đến km 153. Với chiều dài trên 30km nhưng có tới 8 vị trí thường xảy ra sạt lở, đá rơi và có nguy cơ sụt trượt rất lớn, đó là các lý trình km 124+200, km 125+600, km 137+700, km 138+600, km 139+400; km 139+700, km 141+120; km 151+600. Các vị trí này đều có chung hiện trạng là đất, đá phong hóa, có nhiều vết nứt, đất đá rời rạc, đất lẫn đá mồ côi, có hiện tượng nước ngầm. Cùng trèo lên đỉnh taluy trình thuộc lý trình 124+500 khu vực xóm Vãng (thị trấn Mai Châu), ông Dũng chỉ cho chúng tôi xem một vết nứt dài tới 300 m, rộng từ 60-70cm, sâu tới 2 m và đánh giá: Nếu xảy ra sạt lở khối lượng đất đá ở đây không dưới 16.000m3. ông Hà Văn Cường ở xóm Vãng cho biết: Khu vực này thường xuyên xảy ra đá rơi, đá lở rất nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. Vì sợ đá rơi, mỗi lần đi qua đoạn đường này, tôi thường đi sát bên taluy âm và đã nhiều lần tôi nhặt đá rơi trên mặt đường để đảm bảo an toàn cho xe cộ qua lại. Trong chuyến đi này, chúng tôi có dịp trở lại km138 +600, nơi cách đây hơn 3 tuần đã xảy ra vụ sạt lở đất, đá kinh hoàng. Giờ đây, tại vị trí này, cán bộ, công nhân Hạt giao thông 4 vẫn ngày đêm túc trực để theo dõi, cảnh báo và đảm bảo giao thông. Dù đường đã thông nhưng nhìn mái taluy cao vút, chênh vênh mọi người đi qua đây đều ái ngại vì nguy cơ hàng nghìn m3 đất, đá sẽ sạt lở vẫn đang ngày đêm rình rập. Cách lý trình km 138+600 chưa đầy 1 km là khu tái định cư Phiêng Sa (Đồng Bảng - Mai Châu) nằm ở khu vực taluy âm của lý trình 139+700. Sau cơn bão số 5 năm 2007, 37 hộ dân được về định cư tại đây nhưng đến nay, ngoài những thiệt thòi vì chưa có điện lưới quốc gia, 6 hộ dân ở đây luôn trong tình trạng bất an vì nền nhà bỗng dưng bị nứt và đất sụt lún tới 40-50 cm. Mỗi khi mùa mưa đến, gần 130 nhân khẩu ở đây còn nơp nớp lo âu vì trên khu vực taluy dương QL6, người ta phát hiện một vết nứt chạy dài hàng trăm mét mà theo như lời anh Lò Văn Minh, một người dân ở Phiêng Sa tả thì nhiều đoạn ở vết nứt này thả con trâu xuống cũng lọt và theo ước tính của cán bộ Hạt giao thông 4 nếu vị trí này sạt lở thì sẽ có khoảng 300.000 m3 đất đá tràn qua QL6 xuống khu tái định cư Phiêng Sa. Điểm dừng chân cuối cùng của chúng tôi là lý trình km 141+120, tại đây, ông Bàn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Sơn (Mai Châu) như được dịp giãi bày: “Chỗ này năm nào cũng sạt lở khiến giao thông bị ách tắc. Trên đỉnh đồi ngay sát cột điện 110Kv là vết nứt lớn kéo dài nếu không sớm khắc phục, mùa mưa đến việc xảy ra sụt trượt là không thể tránh khỏi, hàng nghìn m3 đất đá lại tràn xuống đường và không ai lường hết được hậu quả sẽ như thế nào”?

 

Với 30 vị trí có nguy cơ sạt lở, trong đó có 14 vị trí thường xuyên xảy ra sạt lở và tiềm ẩn nguy cơ cao về sụt trượt, thực trạng đó trên QL6 đang rất cần sự quan tâm vào cuộc của các cấp, ngành để có những biện pháp hữu hiệu phòng ngừa sạt lở để đảm bảo an toàn giao thông,  bảo vệ sự an toàn về tính mạng, tài sản của nhân dân khi tham gia giao thông trên tuyến và tạo điều kiện cho tỉnh Hòa Bình và các tỉnh khu vực Tây Bắc đẩy mạnh phát triển KT -XH, củng cố QP -AN ngày càng vững chắc.

 

                                                                                Đức Phượng

 

 

 

Các tin khác


Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xử phạt 7 triệu đồng thanh niên lạng lách, đánh võng nguy hiểm trước đầu xe ô tô 

Công an huyện Cao Phong cho biết, đơn vị vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày đối với Đinh Văn T (SN 1991), trú tại xóm Trang Trong, xã Hợp Phong (Cao Phong) về hành vi điều khiển xe mô tô "Lạng lách, đánh võng trong đô thị”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục